Trang chủ > Lớp 5 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 5 > Tuần 11 - Trang 73 VBT Tiếng Việt 5 Tập 1

Tuần 11 - Trang 73 VBT Tiếng Việt 5 Tập 1

Tuần 11 Chính tả (Tuần 11 trang 73-74 Tập 1)

Bài 1:

Câu hỏi:

a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ chứa các tiếng đó:

M: thích lắm / nắm cơm

lắm

.........

lấm

.........

nắm

.........

nấm

.........

lương

.........

lửa

.........

nương

.........

nửa

.........

b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ chứa các tiếng đó:
M: trăn trở / ánh trăng

trăn

........

dân

.........

trăng

.........

dâng

.........

răn

.........

lượn

.........

răng

.........

lượng

.........

Giải đáp:

a)

lắm

nhiều lắm/ lắm bài

lấm

lấm tấm, chân lấm tay bùn, lấm lem

nắm

nắm tay/ nắm xôi

nấm

nấm rơm, cây nấm, hái nấm

lương

lương thực, kho lương

lửa

bếp lửa, người nóng như lửa

nương

nương rẫy, nương tay

nửa

một nửa, nửa nạc nửa mỡ

b)

trăn

trăn trở, con trăn

dân

nhân dân, dân tộc

trăng

trăng tròn, ánh trăng

dâng

trào dâng, dâng tặng

răn

răn đe, răn dạy

lượn

lượn lờ, tàu lượn

răng

răng lợi, đánh răng

lượng

số lượng, trọng lượng

Bài 2:

Câu hỏi: Tìm và viết lại:

a) Các từ láy âm đầu n.

M: náo nức

b) Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng.

M: oang oang

Giải đáp:

a) Các từ láy âm đầu là n:

M: náo nức, nô nức, nài nỉ, nâng niu, năng nổ, nao núng, nỉ non, nắn nót, nặng nề, nằng nặc, nôn nao,...

b) Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối là ng.

M: oang oang, leng keng, sang sảng, sùng sục, ăng ẳng, loảng xoảng, boong boong, rộn ràng,...

Tuần 11 Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô (Tuần 11 trang 74-75 Tập 1)

Bài 1:

Câu hỏi: Đọc đoạn văn sau:

a) Gạch dưới các đại từ xưng hô có trong đoạn văn

b) Nêu nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi từ xưng hô nói trên:

Thỏ xưng là.......... , gọi rùa là........... thái độ............

Rùa xưng là............ gọi thỏ là.......... thái độ.............

Giải đáp:

a) Gạch dưới các đại từ xưng hô có trong đoạn văn như sau:

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:

- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à!

Rùa đáp:

- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!

Thỏ ngạc nhiên:

- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó.

b) Nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi từ xưng hô nói trên:

Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em thể hiện một thái độ kiêu căng, coi thường rùa.

Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh thể hiện thái độ lịch sự với thỏ.

Bài 2:

Câu hỏi: Điền các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:...

Giải đáp:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:

- Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi:

"Kìa, cái trụ chống trời. "Tôi ngước nhìn lên. Trước mặt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. tựa như một cái cái xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:

- Tôi cũng từng bay qua cái trụ đó. cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà chúng ta thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đồ quá sợ sệt.

Tuần 11 Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh (Tuần 11 trang 75-76 Tập 1)

Bài 1:

1. Học sinh tự làm

Bài 2:

2. Học sinh tự viết

Tuần 11 Luyện từ và câu: Quan hệ từ (Tuần 11 trang 76-77 Tập 1)

Bài 1:

Câu hỏi: Gạch dưới quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng:

Giải đáp:

a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.

b) Những hạt mưa to nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.

c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Tác dụng của quan hệ từ:

M: - và nối Chim, Mây, Nước với Hoa

- rằng: nối cho với bộ phận đứng sau.

- của: nối “tiếng kì diệu” với Họa Mi.

- và: nối “to” với “nặng”

- như: nối “rơi xuống” với ai ném đá.

- với: nối “ngồi” với “ông nội”

- về: nối “giảng” với “từng loài cây”

Bài 2:

Câu hỏi: Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu:

Giải đáp:

Câu

a) mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.

b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ:

Vì.... nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Tuy... nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.

Bài 3:

Câu hỏi: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của

Giải đáp:

+ và:

- Mai và Lan là hai loài hoa đẹp.

- Cẩm tú cầu và mi-mô-sa là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt.

+ nhưng:

- Dù rất cố gắng nhưng Huy vẫn đến trễ.

- Mây đen kịt cả góc trời nhưng mưa vẫn chưa rơi

+ của:

- Quyển sách này của Lan.

Phố cổ Hội An là di sản văn hóa của cả thế giới.

Tuần 11 Tập làm văn: Luyện tập làm đơn (Tuần 11 trang 78 Tập 1)

Câu hỏi: Hãy viết lá đơn theo một trong hai đề bài ở sách Tiếng Việt 5, tập một (trang 111 - 112) hoặc đề bài do thầy cô hướng dẫn. Chú ý trình bày đơn đúng quy định.

Giải đáp:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cam Ranh, ngày 2 - 7 - 2017

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi: Công an thị xã Cam Ranh

Tên tôi là: Đỗ Minh Thức

Sinh ngày: 20 - 9 - 1955

Là tổ trưởng khu phố Hiệp Hòa, thị xã Cam Ranh

Tôi viết đơn này xin trình bày với cơ quan công an một việc như sau: Ngày 29 - 6 - 2017 vừa qua, tôi đi làm về ngang dốc Đá Bạc, tôi thấy ba thanh niên đang dùng thuốc nổ đánh bắt cá, làm cá chết nhiều và gây sạt lở hai bờ suối, nguy hiểm cho người đi lại. Vì vậy, tôi viết đơn này đề nghị cơ quan công an có ngay biện pháp ngăn chặn việc làm phạm pháp trên để bảo vệ cây cầu bắc ngang suối, bảo vệ người qua lại.

Xin chân thành cảm ơn

Người làm đơn kí tên

Thức

Đỗ Minh Thức