Trang chủ > Lớp 5 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 5 > Tuần 32 - trang 87 VBT Tiếng Việt 5 Tập 2

Tuần 32 - trang 87 VBT Tiếng Việt 5 Tập 2

Tuần 32 Chính tả (Tuần 32 trang 87 Tập 2)

Bài 1: Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo rồi điền vào bảng sau:

Giải đáp:

Tên cơ quan, đơn vị Bộ phận thứ nhất Bộ phận thứ hai Bộ phận thứ ba
a) Trường Tiểu học Bế Văn Đàn Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
b) Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
c) Công ti Dầu khí Biển Đông Công ti Dầu khí Biển Đông

Bài 2: Viết lại cho đúng tên các cơ quan, đơn vị sau:

Giải đáp:

a) Nhà hát tuổi trẻ Nhà hát Tuổi trẻ.
b) Nhà xuất bản giáo dục Nhà xuất bản Giáo dục.
c) Trường mầm non sao mai Trường mầm non Sao Mai.

Tuần 32
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Tuần 32 trang 88-89 Tập 2)

Bài 1: Đọc mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 138) và viết lại hai bức thư sao cho có đủ các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết:

Giải đáp:

a) Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.

b) Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi. Chào anh.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng.

Giải đáp:

Đoạn văn Tác dụng của dấu phẩy
1. Vào giờ ra chơi, sân trường em rất nhộn nhịp. - Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
2. Ở giữa sân, các bạn nam rủ nhau chơi đá cầu, rượt bắt, các bạn nữ nhảy dây. - Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu / ngăn cách các vế trong câu ghép.
3. Dưới tán một cây bàng to, một số bạn nam đang chơi bắn bi, những đôi mắt chăm chú dõi theo từng hòn bi nhiều màu sắc, từng đôi tay khéo léo bắn những đường bi điệu nghệ. - Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các vế trong câu.
4. Trên những chiếc ghế đá đặt dưới hàng cây phượng, một nhóm bạn nữ ngồi đọc truyện, đọc sách, hoặc tâm tình với nhau. - Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
5. Thỉnh thoảng, vài quả cầu lạc hướng bay đến, vài tiếng la lên thất thanh, những tràng cười vui vẻ rộ lên… - Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
6. Tất cả tạo nên một âm thanh huyên náo, ồn ào vô cùng. - Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Tuần 32
Tập làm văn: Trả bài văn tả con vật (Tuần 32 trang 89 Tập 2)

Học sinh tự làm

Tuần 32 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Tuần 32 trang 90-91 Tập 2)

Bài 1: Đánh dấu x vào ô thích hợp xác định tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu dưới đây:

Giải đáp:

Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

a) Một chú công an vỗ vai em:

- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

x
b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học x

Bài 2: Đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong các khổ thơ, các câu văn sau:

Giải đáp:

a) Trận đánh đã bắt đầu

Quân ta ào lên trước

Một tên giặc ngã nhào

Chết rồi, không dậy được.

Chết là không nhúc nhích

Sao nó cứ lồm cồm?

Tính ăn gian chẳng thích

Chơi thật thà vui hơn.

Thằng giặc cuống cả chân

Nhăn nhó kêu rối rít:

- Đồng ý là tao chết

Nhưng đây... tổ kiến vàng!

b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin:

“Bay đi, diều ơi! Bay đi! ”

c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.

Bài 3: Đọc mẩu chuyện Chỉ vì quên một dấu câu (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 144). Theo em, để người bán hàng không hiểu lầm, ông khách cần viết thế nào? Đánh dấu x vào ☐ trước ý trả lời đúng:

Giải đáp:


Tuần 32 Tập làm văn: Tả cảnh (Tuần 32 trang 91 Tập 2)

Đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:

1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.

2. Tả một đêm trăng đẹp.

3. Tả trường em trước buổi học.

4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

Giải đáp:

* Dàn ý chi tiết đề 1: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em

1. Mở bài: Giới thiệu một ngày mới bắt đầu ở Thành phố Hổ Chí Minh quê em.

2. Thân bài:

- Màn đêm loãng dần nhường chỗ cho rạng đông.

- Phương đông, mặt trời như trái bóng khổng lồ dần dần nhô lên, kéo theo sự thay đổi kì diệu của cảnh vật. Thành phố đã bừng tỉnh.

- Ánh nắng xiên qua cửa sổ, nhảy nhót trên tán cây rồi rải vàng trên thềm nhà.

- Trên đường phố, từng dòng xe nối đuôi nhau tấp nập.

- Người đi học, người đi làm vội vã; các cửa hàng, cửa hiệu cũng đã bắt đầu mở cửa.

- Nhạc phát ra từ chiếc ra-đi-ô của ba. Tiếng còi xe, tiếng người ổn ào.

- Trong con hẻm nhò, những tiếng rao dài, quen thuộc cất lên; ai bánh mì nóng hổi đây, xôi đây …

- Thành phố dần dần hối hả và náo nhiệt. Một ngày mới bận rộn thực sự đã bắt đầu.

3. Kết bài: Em rất yêu thành phố quê em, nhất là những buổi sáng, em luôn háo hức cho một ngày mới phía trước.

* Dàn ý chi tiết đề 3: Tả trường em trước buổi học

1. Mở bài: Em tả cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng.

2. Thân bài:

- Nửa tiếng nữa mới tới giờ học. Lác đác những học sinh đến làm trực nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn, tiếng chổi, tiếng nước chảy... các phòng học trở nên sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn

- Sân trường khá yên tĩnh, ánh nắng xiên qua tán cây, nhảy nhót trông rất vui mắt, gió thổi nhè nhẹ làm khẽ bay lá Quốc kì.

- Bác lao công đang sãi những đường chổi dài, cuốn theo những chiếc lá khô cuối cùng trên sân.

- Cô Hiệu trưởng đi quanh các phòng học, nhìn bao quát cảnh trường.

- Từng tốp học sinh vai đeo cặp, hớn hở bước vào trường, nhóm trò chuyện, nhóm đùa vui.

- Tiếng trống vang lên. Học sinh vào các lớp học.

3. Kết bài:

- Ngôi trường, thầy cô, bè bạn, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương.

- Mỗi ngày đến trường em lại có thêm niềm vui.