Trang chủ > Lớp 5 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 5 > Tuần 30 - trang 14 VBT Tiếng Việt 5 Tập 2

Tuần 30 - trang 14 VBT Tiếng Việt 5 Tập 2

Tuần 30 Chính tả (Tuần 30 trang 74-75 Tập 2)

Bài 1: Viết lại tên các danh hiệu và huân chương dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa:

Giải đáp:

Danh hiệu Viết đúng
Anh hùng lao động Anh hùng Lao động
Anh hùng lực lượng vũ trang Anh hùng Lực lượng vũ trang
Huân chương sao vàng Huân chương Sao vàng
Huân chương độc lập hạng nhất Huân chương Độc lập hạng Nhất
Huân chương độc lập hạng ba Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương lao động hạng nhất Huân chương Lao động hạng Nhất

Giải thích thêm:

Một cụm từ đều có cấu tạo như nhau, đều gồm có hai bộ phận (Anh hùng / Lao động) do đó phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

Đối với ba cụm từ sau do tên của các huân chương chỉ gồm hai bộ phận cấu tạo đó là từ “Huân chương” và từ chỉ loại huân chương ấy (ví dụ: Độc lập) nên từ xác định hạng huân chương không nằm trong cụm từ chỉ tên huân chương do vậy ta chỉ viết hoa từ chỉ hạng của huân chương.

Bài 2: Điền tên huân chương phù hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:

Giải đáp:

a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.

b) Huân chương Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội.

c) Huân chương Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.

Tuần 30 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ (Tuần 30 trang 75-76 Tập 2)

Bài 1: Dưới đây là những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới và nữ giới theo quan niệm của một số người.

Giải đáp:

a) Đánh dấu x vào ô trống trước những ý mà em tán thành:

Nam

Đây chỉ là gợi ý, học sinh có thể tự lựa chọn những ý mà học sinh tán thành

Nữ

b) Hãy ghi tên phẩm chất mà em thích nhất:

- Ở một bạn nam: dũng cảm

- Ở một bạn nữ: dịu dàng

c) Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn (có thể dùng từ điển để giải thích):

- Dũng cảm: có dũng khí dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.

- Dịu dàng: gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến giác quan hoặc tinh thần.

Bài 2: Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 108 - 109), trả lời các câu hỏi sau:

Giải đáp:

- Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì?

Cả Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác

- Giu-li-ét-ta có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính?

Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần đầy nữ tính.

- Ma-ri-ô có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nam tính?

Ma-ri-ô tỏ ra chững chạc, giàu nam tính khi kín đáo dấu nỗi buồn của mình, mạnh mẽ và cao thượng khi nhường sự sống cho bạn

Bài 3: Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B. Khoanh tròn kí hiệu (a, b, c, d) trước câu tục ngữ mà em không tán thành.

Giải đáp:

A B

a) Trai mà chi, gái mà chi

Sinh con có nghĩa có ghì là hơn

1) Cả gái lẫn trai đều giỏi giang
b) Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. 2) Cả gái lẫn trai đều thanh nhã, lịch sự
c) Trai tài gái đảm 3) Một con trai đã là có, mười con gái cũng bằng không
d) Trai thanh gái lịch 4) Sinh con trai hay gái đều được, miễn là con ngoan
a - a b - 3 c - 1 d - 2

Các câu a, b, c, d, em tán thành câu a) vì câu a) thể hiện một quan niệm đúng đắn: Không coi thường con gái, con nào cũng quý miễn là có tình có nghĩa và hiếu thảo với cha mẹ.

Tuần 30 Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật (Tuần 30 trang 77-78 Tập 2)

Bài 1: Đọc bài Chim hoạ mi hót (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 123) và trả lời các câu hỏi sau:

Giải đáp:

a) Tìm các đoạn của bài văn và ghi nội dung chính của mỗi đoạn.

Bài văn gồm 4 đoạn:

Các đoạn

Đoạn 1: Câu mở đầu (mở bài)

Đoạn 2: Bắt đầu từ “hình như nó vui mừng... rủ xuống cỏ cây”.

Đoạn 3: tiếp theo cho đến trong bóng đêm dày".

Đoạn 4: phần còn lại.

Nội dung chính

- Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi.

- Tả tiếng hát đặc biệt của chim họa mi vào buổi chiều.

- Tả giấc ngủ của họa mi cùng cách ngủ rất đặc biệt của nó.

- Tiếng hót chào nắng sớm của họa mi.

b) Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?

- Tác giả bài văn quan sát họa mi bằng thị giác (mắt) và thính giác (tai).

- Thị giác: Nhìn thấy chim họa mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân trong vườn. Thấy nó từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ trong bóng đêm dày. Tác giả còn thấy con họa mi kéo dài cổ ra mà hót, hót xong nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.

- Thính giác (tai): Nghe tiếng hót của họa mi vào các buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã, như một điều đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh); nghe tiếng hót vang bừng chào nắng sớm của họa mi.

c) Ghi lại một chi tiết hoặc hình ảnh so sánh mà em thích. Giải thích vì sao em thích chi tiết hoặc hình ảnh đó.

Em thích chi tiết đoạn tả chim họa mi ngủ: “Từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa” chi tiết này cho em hiểu biết thêm cách ngủ của loài họa mi. Nó vừa lí thú vừa gợi ra được hình ảnh chú chim họa mi đáng yêu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.

Giải đáp:

Chó Mi-lu đã hơn ba tháng tuổi, nó vẫn còn “trẻ con” lắm! Thân hình nó béo múp míp. Lông đen dày, đặc biệt lông bụng màu vàng, mịn và mượt, sờ vào thấy êm tay. Cái đầu tròn, đôi tai dài cụp xuống, mõm dài với mấy cọng râu xinh xinh. Đôi mắt màu đen, phía trên có vài vết lông màu vàng trông như lông mày! Cái mũi màu nâu, đánh hơi rất thính. Bốn chân nó mang màu lông vàng như lông bụng, cũng mịn và mượt, giấu kĩ các móng vuốt bên trong. Đuôi nó dài, lúc nào cũng cong lại. Lúc cho nó ăn, đôi tai nó giương lên, đuôi ngoáy tít, trông đáng yêu vô cùng!

Tuần 30 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Tuần 30 trang 78-79 Tập 2)

Bài 1: Dấu phẩy trong các câu dưới đây được dùng làm gì? Viết câu trả lời vào ô thích hợp trong bảng tổng kết.

Giải đáp:

Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu Câu b
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Câu a
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép Câu c

Bài 2: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào () thích hợp trong mẩu chuyện sau.

Giải đáp:

Truyện kể về bình minh

Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy (,) có một cậu bé mù dạy rất sớm, đi ra vườn (.) cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.

Có một thầy giáo cũng dậy sớm (,) đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé (,) khẽ chạm vào vai cậu (,) hỏi:

- Em có thích bình minh không?

- Bình minh nó thế nào ạ?

- Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa - Thầy giải thích.

Môi cậu bé run run (,) đau đớn. Cậu nói:

- Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà (,) cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.

- Em tha lỗi cho thầy - Thầy giáo thì thầm. Bỗng một giọng nhẹ nhàng (,) thầy bảo:

- Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ (,) giống như làn da của mẹ chạm vào ta.

- Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi - Cậu bé mù nói.

Viết lại cho đúng chính tả chữ đầu câu chưa viết hoa:

cậu ⇒ Cậu

Tuần 30 Tập làm văn: Tả con vật (Tuần 30 trang 79 Tập 2)

Đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:

Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

(Chú ý: Đọc gợi ý trong Tiếng Việt 5, tập hai, trang 125. )

Giải đáp:

1. Mở bài: (Giới thiệu chung)

Giới thiệu về con chó nhà em nuôi.

- Con chó tên gì? Nhà em đã nuôi được bao lâu?

2. Thân bài:

- Hình dáng:

+ Con chó có bộ lông gì? lớn bằng chừng nào? (Con chó có bộ lông màu vàng, nho nhỏ xinh xinh)

+ Những đặc điểm nổi bật về hình dáng bên ngoài: đầu tròn; tai dài hay cụp xuống; mắt tròn, đen; tai thính, mũi màu nâu ươn ướt rất thính; bốn chân nho nhỏ giấu kĩ móng vuốt sắc nhọn, đuôi cong.

- Đặc tính: biết phân biệt người quen, kẻ lạ, biết giữ nhà cho chủ.

+ Còn nhỏ nên rất dễ thương, hay quấn người; thích được âu yếm, vuốt ve.

3. Kết bài: (Nêu cảm nghĩ của em)

- Con chó rất có ích, gắn bó với chủ.

- Là con vật trung thành.