Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử - Lớp 12
Bí quyết làm bài thi THPT Quốc gia môn Lịch Sử năm 2021 đạt điểm cao
Một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử
- Dạng 1: Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng:
Trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) chỉ có một phương án đúng, các phương án còn lại đều sai.
Ví dụ: Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ - Việt Nam (năm 1954 – 1975), lực lượng nào chỉ tham gia trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh"?
A. Quân đội Sài Gòn
B. Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ
C. Quân Mĩ
D. Quân Bắc Phi
- Dạng 2: Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất:
Trong 4 phương án (A, B, C, D) có thể có nhiều phương án đúng, nhưng chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất.
Ví dụ: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là:
A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang hình thành. Là nguồn cổ vũ to lớn cho nhân dân.
B. Có Đảng Cộng Sản Đông Dương và Hồ Chí Minh lãnh đạo nên nhân dân rất tin tưởng.
C. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên rất phần khởi, sẽ ủng hộ cách mạng.
D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang lên cao.
- Dạng 3: Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu (điền vào chỗ trống): Trong câu đề dẫn của câu hỏi sẽ thiếu một số cụm từ, 4 phương án (A, B, C, D) sẽ cho sẵn để thí sinh chọn một phương án đúng
Ví dụ: Cho dữ liệu: Bộ máy của tổ chức Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính, trong đó … là cơ quan giữ vai trò trong yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. … là cơ quan hành chính, đứng đầu là …. Với nhiệm kì 5 năm. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại…
Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống.
A. Hội đồng quản thác …. Ban thư kí …. Tổng thư kí …. Niu Óoc (Mĩ)
B. Hội đồng bảo an … Ban thư kí …. Tổng thư kí …. Véc xai (Pháp)
C. Đại hội đồng … Ban thư kí …. Tổng thư kí …. Niu Óoc (Mĩ)
D. Hội đồng bảo an … Ban thư kí …. Tổng thư kí …. Niu Óoc (Mĩ)
- Dạng 4: Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự (thứ tự) lôgic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Ví dụ: Cho các dữ kiện sau:
1. Cuộc chính biến nhằm lật đổ Goócbachôp nổ ra nhưng thất bại; 2. Goócbachôp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô; 3. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã; 4. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ra đòi. Hãy sắp xép các sự kiện trên theo trình tự thời gian về quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
A. 1,4,3,2.
B. 2,4,1,3.
C. 2,1,4,3.
D. 2,1,3,4.
- Dạng 5: Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản:
Ví dụ: Cho đoạn tư liệu sau:
"Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ, dù phải hi sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất... ".
(Trích Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh ngày 21-12-1946).
Nội dung đoạn tư liệu trên cho chúng ta biết thông điệp:
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin vào thắng lợi cùa cuộc kháng chiến.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo sự bội ước của thục dân Pháp đối với Hiệp định Sơ bộ.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Việt kiều của ta ờ Pháp và các nước Đồng minh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán cuộc kháng chiến chổng Pháp của nhân dân ta sẽ kéo dài và gặp nhiều gian khổ.
- Dạng 6: Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định.
Ví dụ: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?
A. Đây là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao của nhân dân ta.
B. Hoàn thành Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào".
C. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân hai miền đất nước.
D. Mĩ phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước.