Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước - Giải BT GDCD 12
Câu 1 (trang 107 sgk Giáo dục công dân 12): Vì sao nói, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân và các quy định về thuế, pháp luật tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước?
Giải đáp:
- Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, làm cho mọi công dân phát huy đầy đủ nhất khả năng, tận dụng tốt nhất mọi điều kiện của mình nhằm làm ra nhiều sản phẩm khác nhau, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho mình và cho đất nước. Thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân, pháp luật tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh và là động lực thúc đẩy kinh doanh phát triển. Từ đó, pháp luật chính là cơ sở mở đường để tăng trưởng kinh tế đất nước.
- Thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển.
=> Do vậy, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân và các quy định về thuế, pháp luật tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Câu 2 (trang 107 sgk Giáo dục công dân 12): Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo. Theo em, vì sao pháp luật lại quy định ưu đãi miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh này? Các quy định ưu đãi về thuế có mối liên hệ gì với sự tăng trưởng kinh tế đất nước?
Giải đáp:
- Pháp luật quy định ưu đãi miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh này vì những ngành, nghề, lĩnh vực này phục vụ những điều kiện sống cơ bản, cấp thiết của người dân, được nhà nước khuyến khích phát triển, tạo cơ hội kêu gọi đầu tư từ bên ngoài.
- Các ưu đãi về thuế giúp các doanh nghiệp có thể sớm quay vòng vốn, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo cơ hội liên kết, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, từ đó thúc đẩy kinh doanh phát triển, đặc biệt ở những ngành mũi nhọn được nhà nước khuyến khích, giúp kinh tế đất nước tăng trưởng theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
Câu 3 (trang 107 sgk Giáo dục công dân 12): Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân?
Giải đáp:
- Quyền tự do kinh doanh của công dân là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyển chấp nhận đăng kí kinh doanh.
- Theo đó, công dân có quyền tự mình lựa chọn và quyết định kinh doanh mặt hàng nào, quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, tổ chức theo hình thức nào (ví dụ: tự làm kinh tế cá thể hoặc gia nhập hợp tác xã, thành lập công ti,... )
Câu 4 (trang 107 sgk Giáo dục công dân 12): Vì sao để phát triển bền vững đất nước, cần phải quan tâm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xã hội?
Giải đáp:
Để phát triển bền vững đất nước, cần phải quan tâm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xã hội, vì:
- Một đất nước phát triển bền vững phải là một đất nước có sự tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với phát triển lĩnh vực văn hóa xã hội.
- Những quy định của pháp luật về văn hóa góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế đất nước nhưng cũng làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội. Nhiều vấn đề xã hội phát sinh, cần phải được giải quyết như: dân số và việc làm, bất bình đẳng xã hội và tăng khoảng cách giàu nghèo, sức khỏe của nhân dân, nạn đói nghèo, tệ nạn xã hội, đạo đức và lối sống không lành mạnh,... Tất cả những vấn đề xã hội này cần phải được giải quyết để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Và các vấn đề này chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật.
- Cùng với những chủ chương, chính sách của Nhà nước, pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam, góp phần tích cực vào việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta.
Câu 5 (trang 107 sgk Giáo dục công dân 12): Em có suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội với sự phát triển bền vững của đất nước?
Giải đáp:
Mối liên hệ giữa pháp luật và kinh tế, văn hóa xã hội, với sự phát triển bền vững của đất nước:
- Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường quốc phòng an ninh là những bộ phận cấu thành không thể tách nhau trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.
- Pháp luật có vai trò thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển, đảm bảo cho sự phát triển về văn hóa và xã hội, tạo điều kiện để phát triển bền vững đất nước.
Câu 6 (trang 107 sgk Giáo dục công dân 12): Vì sao pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con? Quy định này có ý nghĩa gì đối với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước?
Giải đáp:
Pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con vì: Vấn đề dân số không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề toàn cầu. Dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề xã hội, là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật và tệ nạn xã hội.
Quy mô gia đình ít con sẽ là cơ sở, là điều kiện để khắc phục và hạn chế tối đa các vấn đề xã hội này, là một trong các yêu cầu, điều kiện để góp phần phát triển bền vững đất nước.
Câu 7 (trang 107 sgk Giáo dục công dân 12): Theo em, việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người có liên quan gì đến hiện tượng thiên nhiên bất thường trong những năm gần đây ở Việt Nam?
Giải đáp:
- Môi trường của chúng ta đang bị tàn phá nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây ra sự bất thường ấy là việc khai thác tài nguyên quá mức, dẫn đến nhiều hậu quả mà chúng ta khó có thể khắc phục được.
Ví dụ: Việc khai thác tài nguyên rừng quá mức khiến hiện tượng lũ lụt xảy ra thường xuyên. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu khiến triều cường dâng cao gây ngập lụt, hạn hán, lũ lụt, những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lúc mùa hè quá nóng, mùa đông quá lạnh gây ảnh hưởng đến đời sống người dân,...
Câu 8 (trang 107 sgk Giáo dục công dân 12): Vì sao để phát triển bền vững đất nước, Nhà nước phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường?
Giải đáp:
Để phát triển bền vững đất nước, Nhà nước phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường vì:
- Pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế những tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường…
- Pháp luật xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức; hướng dẫn giáo dục công dân xử sự đúng pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...
- Pháp luật còn thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức đồng thời khuyến khích người dân tham gia bảo vệ môi trường.
Câu 9 (trang 107 sgk Giáo dục công dân 12): Hãy phân tích vai trò của pháp luật đối với việc bảo đảm quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Giải đáp:
Vai trò của pháp luật đối với việc bảo đảm quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:
- Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lí như: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,...
- Nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
- Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Câu 10 (trang 108 sgk Giáo dục công dân 12): Điều 41 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”. Em hiểu thế nào về quy định này?
Giải đáp:
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân có nghĩa là:
- Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
- Vấn đề quốc phòng trở thành hoạt động của cả nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi quy mô, hình thức.
- Ngày nay, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa khủng bố và các thế lực phản động quốc tế vẫn đang triển khai hàng loạt hoạt động chống lại nền hòa bình khu vực và thế giới, chống độc lập dân tộc và CNXH. Đấu tranh giữ gìn hòa bình của đất nước, khu vực và thế giới là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới theo như Hiến pháp quy định là đúng thực tiễn và quy luật khách quan.
- Do đó, bất kỳ ai, ở cương vị nào, là công dân Việt Nam cần hiểu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là quyền lợi, nghĩa vụ, vinh dự và trách nhiệm của mình. Mỗi tổ chức, cá nhân ở cương vị nào, trong hay ngoài nước cần có những việc làm thiết thực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện hoàn cảnh, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Câu 11 (trang 108 sgk Giáo dục công dân 12): Điều 10 Luật Xuất bản quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản gồm: ... tuyên truyền phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, hành vi tội ác,... Theo em, pháp luật quy định như vậy nhằm mục đích gì?
Giải đáp:
Pháp luật quy định như vậy nhằm: Ngăn chặn mọi âm mưu và các hành động phá hoại của các thế lực chống đối, nhằm làm cho xã hội ổn định về chính trị, văn hoá với mục đích cuối cùng là đảm bảo an ninh cho đất nước để phát triển nền kinh tế đất nước và đời sống nhân dân.
Câu 12 (trang 108 sgk Giáo dục công dân 12): Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:
a. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
b. Mọi công dân được hoạt động kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
c. Công dân có thể kinh doanh bất kì ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
d. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
e. Chỉ được kinh doanh những mặt hàng đăng kí trong giấy phép kinh doanh.
Giải đáp:
Đáp án đúng là: b, d và e
Câu 13 (trang 108 sgk Giáo dục công dân 12): Chọn một câu trả lời đúng trong các câu sau:
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
a. Từ 18 tuổi đến 27 tuổi.
b. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
c. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi
d. Từ đủ 17 tuổi đến 25 tuổi.
Giải đáp:
Đáp án đúng là: b
Câu 14 (trang 109 sgk Giáo dục công dân 12): Hãy sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật sau đây theo các lĩnh vực khác nhau:
STT | Lĩnh vực Tên văn bản | Pháp luật về kinh doanh | Pháp luật về văn hóa | Pháp luật về xã hội | |
1 | Hiến pháp | ||||
2 | Luật Giáo dục | ||||
3 | Luật Di sản văn hóa | ||||
4 | Pháp lệnh Dân số | ||||
5 | Luật Doanh nghiệp | ||||
6 | Bộ luật Lao động | ||||
7 | Luật Đầu tư | ||||
8 | Luật Phòng, chống ma túy | ||||
9 | Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm | ||||
10 | Luật Thuế thu nhập cá nhân |
Giải đáp:
SST | Lĩnh vực Tên văn bản | Pháp luật về kinh doanh | Pháp luật về văn hóa | Pháp luật về xã hội | |
1 | Hiến pháp | X | |||
2 | Luật Giáo dục | X | |||
3 | Luật Di sản văn hóa | X | |||
4 | Pháp lệnh Dân số | X | |||
5 | Luật Doanh nghiệp | X | |||
6 | Bộ luật Lao động | X | |||
7 | Luật Đầu tư | X | |||
8 | Luật Phòng, chống ma túy | X | |||
9 | Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm | X | |||
10 | Luật Thuế thu nhập cá nhân | X |
Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 12
A. Lý thuyếta. Trong lĩnh vực kinh tế
- Tạo khung pháp lí cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Pháp luật thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân
- Các quy định của pháp luật về thuế, tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
⇒ Tóm lại, trong quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế để mọi công dân, mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của các nhà sản xuất, kinh doanh vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước.
b. Trong lĩnh vực văn hóa
- Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam.
c. Trong lĩnh vực xã hội
- Pháp luật giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội, góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta
- Pháp luật giải quyết những vấn đề:
+ Dân số và việc làm.
+ Bất bình đẳng xã hội.
+ Khoảng cách giàu nghèo.
+ Nâng cao dân trí.
+ Đạo đức và lối sống không lành mạnh.
+ Tai, tệ nạn xã hội…….
d. Trong lĩnh vực môi trường
- Điều 29 Hiến pháp 1992 quy định “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiên các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường
e. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh xã hội
- Điều 13 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật”
- Khoản 2, điều 6 luật quốc phòng quy định: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự, chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng…”
2. Nội dung cơ bản của pháp Luật Với Sự Phát Triển KT đất nướca. Nội dung cơ bản về sự phát triển kinh tế
* Quyền tự do kinh doanh của công dân, nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh
* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh: Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội… Trong đó nghĩa vụ nộp thuế là vô cùng quan trọng.
b. Nội dung cơ bản về sự phát triển văn hóa
- Pháp luật về sự phát triển văn hóa được quy định trong Hiến pháp, bộ luật dân sự, luật di sản văn hóa, luật xuất bản, luật báo chí…
- Pháp luật về sự phát triển văn hóa nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn H, mê tín dị đoan, các hành vi xâm phạm đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…
c. Nội dung cơ bản về sự phát triển các lĩnh vực xã hội
- Nhà nước ban hành nhiều bộ luật để thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội:
+ Pháp luật với việc giải quyết dân số và việc làm.
+ Pháp luật với việc xóa đói giảm nghèo.
+ Pháp luật với việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
+ Pháp luật với việc phòng và chống tệ nạn xã hội.
d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân
- Phải bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
- Việc khai thác rừng phải đúng pháp luật, bảo vệ và phát triển rừng, chống cháy rừng. Có trách nhiệm trồng cây gây rừng….
- Nghiêm cấm các hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các loại động thực vật và hệ sinh thái…
e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh.
- Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để tạo nên hành lang pháp lí như luật quốc phòng, luật an ninh quốc gia…
- Ban hành nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức, trường học.
- Củng cố quốc phòng, an ninh quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân.
B. Trắc nghiệmCâu 1: Cơ sở sản xuất kinh doanh H được cấp phép kinh doanh thủ công mĩ nghệ, nhưng bị thua lỗ nên chuyển sang kinh doanh mặt hàng điện thoại di động. Vậy cơ sở kinh doanh H đã vi phạm nghĩa vụ gì?
A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng ký.
B. Nộp thuế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
D. Tuân thủ các qui định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đáp án đúng là: A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng ký.
Câu 2: Công ty A ở vùng núi và công ty B ở vùng đồng bằng cùng sản xuất bánh kẹo, công ty A phải đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp thấp hơn công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau?
A. Lợi nhuận thu được.
B. Địa bàn kinh doanh.
C. Quan hệ quen biết.
D. Khả năng kinh doanh.
Đáp án đúng là: B. Địa bàn kinh doanh.
Câu 3: Nhà nước thực hiện phun thuốc chống các ổ dịch sốt xuất huyết là thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến việc
A. phát triển đất nước.
B. phát huy quyền của con người.
C. chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
D. vệ sinh môi trường.
Đáp án đúng là: C. chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Câu 4: Nhà máy D sản xuất tinh bột Mì đã xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Nhà máy đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Lao động.
B. Sản xuất kinh doanh.
C. Kinh doanh trái phép.
D. Công nghiệp.
Đáp án đúng là: B. Sản xuất kinh doanh.
Câu 5: Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường biển, công ty F đã xử lí những nơi bị ô nhiễm, bồi thường cho số hộ dân bị ảnh hưởng, lắp đặt công nghệ xử lý chất thải mới. Việc làm đó thể hiện công ty đã
A. bảo vệ môi trường khu dân cư.
B. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
C. đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.
D. bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
Đáp án đúng là: B. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
Câu 6: Hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập chủ quyền thống nhất lãnh thổ Việt Nam là
A. tội phản bội tổ quốc.
B. tội bạo loạn.
C. tội khủng bố.
D. tội phá rối an ninh.
Đáp án đúng là: A. tội phản bội tổ quốc.
Câu 7: Đang học dở thì K bỏ học đại học về quê xin mở cửa hàng kinh doanh ăn uống. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. K chưa đủ điều kiện mở cửa hàng ăn uống.
B. K có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí.
C. K đủ điều kiện để mở cửa hàng.
D. K cần học xong đại học mới được kinh doanh.
Đáp án đúng là: C. K đủ điều kiện để mở cửa hàng.
Câu 8: Do bị bạn bè rủ rê, G đã sử dụng và nghiện ma túy. Hành vi sử dụng ma túy của G đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục.
B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội.
C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
D. Pháp luật về cưỡng chế.
Đáp án đúng là: C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 9: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có
A. bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm.
B. bài trừ nạn hút thuốc lá.
C. cấm uống rượu.
D. hạn chế chơi game.
Đáp án đúng là: A. bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm.
Câu 10: Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết bao nhiêu tuổi?
A. 25 tuổi.
B. 27 tuổi.
C. 28 tuổi.
D. 30 tuổi.
Đáp án đúng là: B. 27 tuổi.