Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT GDCD 12 > Bài 2: Thực hiện pháp luật - Giải BT GDCD 12

Bài 2: Thực hiện pháp luật - Giải BT GDCD 12

Câu 1 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 12): Thực hiện pháp luật là gì? Em hãy phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?

Giải đáp:

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

- Có các hình thức thực hiện pháp luật như sau:

+ Sử dụng pháp luật là các tổ chức, cá nhân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

+ Thi hành pháp luật là các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

+ Tuân thủ pháp luật là các tổ chức, cá nhân không làm những điều mà pháp luật cấm.

+ Áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của tổ chức, cá nhân.

* Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?

- Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện.

-Khác nhau: Sử dụng pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện tùy theo ý chí của chủ thể. Còn các hình thức còn lại là buộc phải thực hiện.

Câu 2 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 12): Thế nào là vi phạm pháp luật? Cho ví dụ?

Giải đáp:

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Ví dụ: An là học sinh lớp 11. Một hôm do dậy muộn, An cố tình đi ngược đường một chiều để đến lớp cho kịp giờ. Ở đây, An đã vi phạm vào luật hành chính mà cụ thể là Luật An toàn giao thông đường bộ của nhà nước.

Câu 3 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 12): Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và khác biệt với vi phạm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?

Giải đáp:

Vi phạm pháp luậtVi phạm đạo đức
Giống nhau- Đều là hành vi trái quy tắc, vi phạm quy tắc ứng xử của cộng đồng.
Khác nhau- Vi phạm pháp luật là những hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và hình thức xử phạt bằng sự cưỡng chế của nhà nước và sự lên án của xã hội.
Lấy trộm tiền của người khácĐây là một hành vi vi phạm pháp luật và đồng thời cũng vi phạm đạo đức.
- Số lượng tiền, tài sản trộm cắp giá trị nhỏ là vi phạm về pháp luật hành chính
- Nếu mức tiền đủ lớn do luật hình sự quy định sẽ vi phạm về luật hình sự.
- Truyền thống và tập quán tốt đẹp của con người là ghét thói hư tật xấu trong đó hành vi trộm cắp cũng đã được nhiều đời lên án là hành vi xấu. Vì vậy, hành vi trộm cắp cũng là hành vi vi phạm đạo đức xã hội.

Câu 4 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 12): Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính. Cho ví dụ?

Giải đáp:


Vi phạm hình sự
Vi phạm hành chính
Giống nhau - Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật được đặt ra bởi Nhà nước và phải chịu những trách nhiệm pháp lí tương đương
- Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí từ 14 tuổi trở lên.
Khác nhau - Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự
- Chủ yếu là hình phạt tước tự do của người phạm tội do tòa án áp dụng.
- Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
- Chế độ xử phạt chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền)

Ví dụ Bạn A do thiếu tiền tiêu xài đã liều vận chuyển ma túy cho kẻ xấu, bị công an bắt được và xử lí.

Bạn B học lớp 12, do dậy muộn, nên khi đi đường đã cố ý đi vào đường cấm để kịp đến trường. Đang đi, bạn bị chú công an yêu cầu dừng lại và lập biên bản xử phạt.

Câu 5 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 12): Trong các tình huống nêu ở mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, vận dụng các tư liệu trong bài, em hãy phân tích các vi phạm của bạn A và vi phạm của bố bạn A. Với các vi phạm của mỗi người, theo em họ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

Giải đáp:

- Trong tình huống trên, cả bố bạn A và bạn A đều là những người có năng lực trách nhiệm pháp lí. Pháp luật hành chính và pháp luật hình sự nước ta đều quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Hai bố con bạn A đều có đủ khả năng nhận thức rằng đi xe máy ngược chiều quy định là trái pháp luật, có thể gây tai nạn, nguy hiểm cho người khác. Họ hoàn toàn tự quyết định hành vi của mình, không ai ép buộc họ phải đi ngược chiều. Do vật, họ phải tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm.

- Hai bố con A vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước, phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông. Đó là phải gánh chịu thiệt hại vật chất (nộp tiền phạt). Việc cảnh sát giao thông buộc hai bố con bạn A dừng xe và xử phạt họ đã chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn không để họ gây tai nạn cho người khác hoặc chính họ bị tai nạn do đi ngược chiều.

Câu 6 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 12): Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thành niên trong bài đọc thêm có thỏa đáng không? Tại sao?

Giải đáp:

- Theo nguyên tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội thì nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 3 năm tù giam) hoặc tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù) thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 91, khoản 2, Bộ luật Hình sự 2015)

- Tuy nhiên theo điều 171, Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Cướp giật tài sản” thì đây là tội Đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, hai bị cáo không được miễn trách nhiệm hình sự.

- Về mức phạt tù, theo điều 171, khoản 1, Bộ Luật Hình sự quy định khung hình phạt thấp nhất đối với tội “Cướp giật tài sản” là từ 1 năm đến 5 năm tù giam. Do đó, bản án tuyên với hai bị cáo là thỏa đáng trên cơ sở xem xét những những tình tiết giảm nhẹ (như tuổi của hai bị cáo, phạm tội lần đầu, hạn chế về nhận thức xã hội, pháp luật,... )

Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 12

Bài 2: Thực hiện pháp luật

A. Lý thuyết
I. Kiến thức cơ bản:
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

a. Khái niệm thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật

- Sử dụng pháp luật: Tổ chức, cá nhân sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép.

- Thi hành pháp luật: Tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

- Tuân thủ pháp luật: Tổ chức, cá nhân, không làm những điều mà pháp luật cấm.

- Áp dụng pháp luật: Tổ chức, cá nhân thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước.

c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật

- Giai đoạn 1: giữa các tổ chức, cá nhân hình thành mối quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh gọi là quan hệ pháp luật.

- Giai đoạn 2: Tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a. Vi phạm pháp luật

- Thứ nhất là hành vi trái pháp luật: Hành vi đó có thể là hành động cũng có thể là không hành động.

+ Ví dụ: Đi xe vào làn đường một chiều hoặc người sử dụng lao động để xảy ra tai nạn lao động.

- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

- Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi: Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.

b. Trách nhiệm pháp lí

- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Nhà nước thực hiện trách nhiệm pháp lí nhằm:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định.

c. Các loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm hình sự:

+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự

+ Chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.

- Vi phạm hành chính

+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước

+ Chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

- Vi phạm dân sự

+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.

+ Chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

- Vi phạm kỉ luật

+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.

+ Chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là

A. sử dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Đáp án đúng: A. sử dụng pháp luật.

Câu 2: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các

A. thỏa ước lao động tập thể.

B. kỹ năng giao lưu trực tuyến.

C. quan hệ giao dịch dân sự.

D. quy tắc quản lí nhà nước.

Đáp án đúng: D. quy tắc quản lí nhà nước.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi

A. khuyết điểm.

B. hoạt động.

C. tội phạm.

D. hành vi.

Đáp án đúng: C. tội phạm.

Câu 4: Công dân không tuân thủ pháp luật khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Tố cáo công khai.

B. Khiếu nại tập thể.

C. Kinh doanh ngoại tệ.

D. Giải cứu con tin.

Đáp án đúng: C. Kinh doanh ngoại tệ.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự.

B. Hình sự.

C. Hành chính.

D. Kỉ luật.

Đáp án đúng: C. Hành chính.

Câu 6: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ổn định ngân sách quốc gia.

B. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân.

C. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ.

D. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

Đáp án đúng: D. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

Câu 7: Anh X báo với cơ quan chức năng về việc anh C tổ chức đường dây đánh bạc trên mạng với quy mô lớn. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Phổ biến pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án đúng: C. Sử dụng pháp luật.

Câu 8: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B chủ đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Kỉ luật.

D. Dân sự.

Đáp án đúng: A. Hình sự.

Câu 9: Anh A được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh A thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Kỉ luật.

Đáp án đúng: B. Hành chính.

Câu 10: Đầu giờ làm việc buổi chiều, biết anh B chánh văn phòng bị say rượu nên anh A văn thư sở điện lực X đã thay anh B sang phòng ông C giám đốc trình công văn khẩn. Thấy ông C đang ngủ, anh A ra quán cà phê gặp anh D nhân viên bán bảo hiểm. Vì anh D không đồng ý các điều khoản do anh A yêu cầu nên giữa hai anh đã xảy ra xô xát. Anh E quản lí quán cà phê vào can ngăn, sơ ý đẩy làm anh D ngã gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật kỉ luật?

A. Anh B, ông C và anh D.

B. Ông C, anh A và anh E.

C. Anh B, anh A và ông C.

D. Anh A, ông C và anh D.

Đáp án đúng: C. Anh B, anh A và ông C.