Trang chủ
> Lớp 9
> Giải BT Vật Lí 9
> Bài 6:Bài tập vận dụng định luật Ôm - Sách giáo khoa Vật Lý 9
Bài 6:Bài tập vận dụng định luật Ôm - Sách giáo khoa Vật Lý 9
Bài 6: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
Bài trước: Bài 5: Đoạn mạch song song - Sách giáo khoa Vật Lý 9
Bài tiếp: Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn - Sách giáo khoa Vật Lý 9
Bài 1 (Trang 17 Sách giáo khoa Vật Lý 9): cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R1 = 5 Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6 V, ampe kế chỉ 0,5 A.
Tóm tắt
R1 = 5Ω
I = 0,5A
UAB = 6V
a) Tính Rtd
b) Tính R2
a) tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) tính điện trở R2.
Lời giải:
Cách 1:
a) Áp dụng định luật Ôm, ta tính được điện trở tương đương của đoạn mạch:
Rtđ = UAB /I = 6/0,5 = 12Ω
b) Vì đoạn mạch gồm hai điện trở ghép nối tiếp nên ta có:
Rtđ = R1 + R2 → R2 = Rtđ – R1 = 12 – 5 = 7Ω
Cách 2: Áp dụng cho câu b.
Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm.
I = I1 = I2 = 0,5 A
→ hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là: U1 = I1. R1 = 0,5.5 = 2,5V
Mà UAB = U1 + U2 = 6V → U2 = 6 – 2,5 = 3,5V
→ R2 = U2 /I2 = 3,5 / 0,5 = 7Ω.
Bài 2 (Trang 17 Sách giáo khoa Vật Lý 9): Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A.
a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.
b) Tính điện trở R2.
Lời giải:
a) Vì mạch gồm hai điện trở R1 và R2 ghép song song với nhau và song song với nguồn nên:
UAB = U2 = U1 = R1. I1 = 10.1,2 = 12 V.
b) Cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = I – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6 A.
→ Điện trở R2: R2 = U2 / I2 = 12/0,6 = 20 Ω
Cách 2: Áp dụng cho câu b.
Theo câu a, ta tìm được UAB = 12 V
→ Điện trở tương đương của đoạn mạch là: Rtđ = UAB / I = 12/1,8 = 20/3 Ω
Mặt khác ta có:
Bài 3 (Trang 18 Sách giáo khoa Vật Lý 9): Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Lời giải:
Cách 1:
a) Nhận xét: Đoạn mạch gồm hai đoạn mạch con AM (chỉ gồm R1) ghép nối tiếp với MB (gồm R2 // với R1).
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Rtđ = RAM + RMB =
b)
Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính:
I1 = I = UAB /Rtđ = 12/30 = 0,4A
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là: U1 = R1. I1 = 15.0,4 = 6 V.
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là:
U2 = U3 = UMB = UAB – UAM = 12 – 6 = 6V
Vì R2 = R3 nên cường độ dòng điện qua R2 và R3 là: I2 = I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2A
Cách 2: Áp dụng cho câu b (có sử dụng kết quả câu a)
Vì R1 ghép nối tiếp với đoạn mạch RAM nên ta có:
(vì MB chứa R2 //R3 nên UMB = U2 = U3).
Mà U1 + UMB = UAB → U1 = UMB = U2 = U3 = UAB /2 = 12/2 =6 V
→ Cường độ dòng điện qua các điện trở là:
I1 = U1/R1 = 6/15 = 0,4A; I2 = U2/R2 = 6/30 = 0,2A;
I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2A;
(hoặc I3 = I1 –I2 = 0,4 – 0,2 = 0,2 A)