Trang chủ
> Lớp 9
> Giải BT Vật Lí 9
> Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Sách giáo khoa Vật Lý 9
Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Sách giáo khoa Vật Lý 9
Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
Bài trước: Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn - trang 4 SGK Vật Lý 9
Bài tiếp: Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế - Sách giáo khoa Vật Lý 9
Bài C1 (Trang 7 Sách giáo khoa Vật Lý 9): Tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.
Lời giải:
Dựa vào bảng số liệu thí nghiệm, tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở rồi so sánh.
Bảng 1
Bảng 2
Bài C2 (Trang 7 Sách giáo khoa Vật Lý 9): Nhận xét giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn và với hai dây dẫn khác nhau.
Lời giải:
+ Ở mỗi dây dẫn, ta nhận thấy thương số U/I gần như không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hoặc nếu có thay đổi thì thay đổi rất nhỏ do ảnh hưởng của sai số trong quá trình làm thực nghiệm và sai số từ dụng cụ đo, nếu làm thực nghiệm càng cẩn thận và dụng cụ đo có sai số càng nhỏ thì kết quả cho ta thấy rõ thương số U/I sẽ không thay đổi khi U thay đổi.
+ Ở hai dây dẫn khác nhau ta thấy thương sô U/I sẽ khác nhau nếu 2 dây khác nhau, như vậy thương số U/I phụ thuộc vào loại dây dẫn.
Bài C3 (Trang 8 Sách giáo khoa Vật Lý 9): Một bóng đèn thắp sáng có điện trở là 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.
Tóm tắt:
R = 12Ω
I = 0,5A
Hỏi U =?
Lời giải:
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn: U = I. R = 12.0,5 = 6V
Bài C4 (Trang 8 Sách giáo khoa Vật Lý 9): Đặt cùng 1 hiệu điện thế vào 2 đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3 R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Tóm tắt:
U1 = U2 = U
R2 = 3R1
Hỏi I1; I2 cường độ nào lớn hơn?
Lời giải: