Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Vật Lí 8 > Bài 7: Áp suất - Giải BT Vật Lí 8

Bài 7: Áp suất - Giải BT Vật Lí 8

Bài 7: Áp suất

Bài C1 (trang 25 SGK Vật Lý 8): Trong các lực áp suất được ghi ở hình 7.3a và b, lực nào được coi là áp lực?

Giải bài C1 trang 25 SGK Vật Lý 8 ảnh 1

Bài giải:

Ở hình a: Áp lực chính là trọng lực của máy kéo.

Ở hình b: Áp lực là lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh và lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ.

Bài C2 (trang 26 SGK Vật Lý 8): Hãy dựa vào thí nghiệm vẽ ở hình 7.4, cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào bằng cách so sánh các áp lực, diện tích bị ép và độ lún của khối kim loại xuống bột hoặc cát mịn của trường hợp (1) so với trường hợp (2) và của trường hợp (1) so với trường hợp (3).

Tìm các dấu "=", "> ", "< " thích hợp cho các chỗ trống của bảng 7.1:

Giải bài C2 trang 26 SGK Vật Lý 8 ảnh 1

Bảng 7.1: Bảng so sánh

Áp lực (F)Diện tích bị ép (S)Độ lún (h)
F2 ◻ F1S2 ◻ S1h2 ◻ h1
F3 ◻ F1S3 ◻ S1h3 ◻ h1

Bài giải:

Nhận xét:

- Cùng diện tích bị ép như nhau, nếu độ lớn của áp lực càng lớn thì tác dụng của nó cũng càng lớn.

- Cùng độ lớn của áp lực như nhau, nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực cũng càng lớn.

Như vậy, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.

Bảng so sánh:

Áp lực (F)Diện tích bị ép (S)Độ lún (h)
F2 > F1S2 = S1h2 > h1
F3 = F1S3 < S1h3 > h1

Bài C3 (trang 26 SGK Vật Lý 8): Hãy lựa chọn những từ phù hợp để điền vào các chỗ trống trong kết luận dưới đây:

Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực………………. và diện tích bị ép…………

Bài giải:

Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ.

Bài C4 (trang 27 SGK Vật Lý 8): Áp dụng nguyên tắc nào để điều chỉnh áp suất lên hay xuống? Cho ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế.

Bài giải:

Áp dụng công thức: Giải bài C4 trang 27 SGK Vật Lý 8 ảnh 1

Từ đó, để tăng áp suất thì ta phải phải tăng áp lựcgiảm diện tích bị ép.

Ví dụ: Lưỡi dao, lưỡi kéo thường mài sắc, mũi đinh cần thật nhọn để giảm diện tích bị ép.

Bài C5 (trang 27 SGK Vật Lý 8): Một xe tăng có trọng lượng 340000N. Tìm áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5 m2. So sánh áp suất đó với áp suất của 1 ô tô nặng 2000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250 cm2.

Xét theo kết quả tính toán ở phía trên, vui lòng giải đáp câu hỏi trong phần mở bài, vì sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này?

Bài giải:

Đổi: S2 = 250 cm2 = 0,025 m2

Ta có áp suất của xe tăng lên mặt đường là:

Giải bài C5 trang 27 SGK Vật Lý 8 ảnh 1

Áp suất của xe ô tô lên mặt đường là:

Giải bài C5 trang 27 SGK Vật Lý 8 ảnh 2

Ta thấy, áp suất của xe ô tô lên mặt đường lớn hơn áp suất của xe tăng lên mặt đường.

Giải thích:

Sở dĩ máy kéo chạy được bình thường trên nền đất mềm còn ô tô thì rất khó chạy trên nền đất mềm và thường bị sa lầy là vì máy kéo có các bản xích giống như xe tăng, áp suất do máy kéo tác dụng xuống mặt đường nhỏ hơn so với áp suất của ô tô tác dụng xuống mặt đường.