Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á (ĐL 8 Bài 7)
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 7 trang 23: Quan sát bảng 7.2, em hãy cho biết:
* GDP bình quân đầu người của nước cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau khoảng bao nhiêu lần?
* Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác như thế nào với nước có thu nhập thấp?
Trả lời:
* Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất là Nhật Bản (33400 USD/người) và thấp nhất là Lào (317 USD/người), chênh nhau khoảng 105 lần.
* Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước có thu nhập cao chỉ chiếm phần rất nhỏ hoặc không đáng kể, các nước có thu nhập thấp có giá trị nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 7 trang 24: Giải thích vì sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á?Trả lời:
* Vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản sớm thực hiện công cuộc cải cách đổi mới nền kinh tế.
* Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phương Tây.
* Xóa bỏ chế độ phong kiến, tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 7 trang 24: Quan sát bảng 7.2, hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) ở các nước Cô-oét, Hàn quốc và Lào.Trả lời:
Biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn quốc và Lào năm 2001.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 7 trang 24: Quan sát hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào nhóm có thu nhập như nhau và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất chủ yếu ở khu vực nào?Trả lời:
* Những nước có thu nhập cao: Nhật Bản, BĐ. Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao (Trung Quốc), I xra ren, Cô oét và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
* Những nước có thu nhập trung bình trên: Thổ Nhĩ Kì, Li băng, Ả rập – xê út, Ô man, Malaysia, Hàn Quốc.
* Những nước có thu nhập trung bình dưới: LB Nga, Trung Quốc, Ca dắc xtan, Tuốc mê ni xtan, Xi ri, I rắc, Giooc nan đi, I ran, Thái lan, Xri lan ca, Phi lip pin.
* Những nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru đi a, Ác mê ni a, A déc bai gian, U dơ bê ki xtan, Cư rơ gư xtan, Tat gi nis xtan, Nê pan, In đô nê si a, Băng la đét, Ấn Độ, Mi an ma, Lào, Việt Nam, Cam pu chia, Triều Tiên và Y – ê- men.
* Những nước có thu nhập cao thường tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Á và Đông Á.