Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta (ĐL 8 Bài 32)
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 32 trang 114: So sánh số liệu khí hậu ở giữa 3 trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam và cho biết:
* Nhiệt độ tháng nào thấp nhất của ba trạm?
* Lượng mưa trung bình tháng nào thấp nhất của ba trạm?
* Em có nhận xét gì về khí hậu của nước ta trong mùa đông?
Trả lời:
* Nhiệt độ tháng thấp nhất:
- Ở Hà Nội: 16,4oC vào tháng 1.
- Ở Huế: 19,7oC vào tháng 1.
- Ở Tp. Hồ Chí Minh: 25,7oC vào tháng 12.
* Lượng mưa tháng thấp nhất:
- Ở Hà Nội: 18,6mm vào tháng 1.
- Ở Huế: 47,1mm vào tháng 3.
- Ở Tp. Hồ Chí Minh: 4,1mm vào tháng 2.
* Nhận xét chung: Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam; miền Bắc lạnh. Lượng mưa mùa đông khá thấp còn miền Nam thì khô hạn.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 32 trang 115: Cho biết nhiệt độ tháng nào cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh (bảng 31.1 trang 110) và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó.Trả lời:
* Nhiệt độ tháng cao nhất:
- Ở Hà Nội: 28,9oC vào tháng 7.
- Ở Huế: 29,4oC vào tháng 7.
- Ở Tp. Hồ Chí Minh: 28,9oC vào tháng 4.
* Nguyên nhân: Bởi vì TP. Hồ Chí Minh gần xích đạo; có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau; nhiệt độ tháng 4 cao nhất do Mặt Trời lên thiên đỉnh chiếu vuông góc với bề mặt đất. Huế và Hà Nội thì lại có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 32 trang 115: Qua bảng 32.1, đưa ra nhận xét mùa bão nước ta diễn biến như nào?
Trả lời:
- Mùa bão nước ta diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11 và chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 32 trang 115: Các nông sản nhiệt đới nào của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường?
Trả lời:
Lúa gạo; cà phê; cao su; hồ tiêu; điều, ,.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 32 trang 115: Sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu thời tiết nước ta?
Trả lời:
1) Mưa tháng 7 gãy cành trám, nắng tháng 8 rám quả bòng.
2) Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
3) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
4) Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
5) Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng Tây vừa cày vừa chơi.
6) Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 32 trang 116: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa đó ở nước ta.Trả lời:
* Nước ta có 2 mùa khí hậu là: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
* Đặc trưng:
- Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 làm cho miền bắc nước ta có mùa đông kéo dài 3 tháng; nửa đầu lạnh khô, nửa sau lạnh ẩm, còn miền nam khô nóng.
- Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10, khiến mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều diễn ra trên toàn cả nước.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 32 trang 116: Trong gió mùa đông bắc, thì thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?Trả lời:
* Trong mùa gió đông bắc, khí hậu 3 miền Bắc, Trung, Nam là rất khác nhau.
* Miền bắc do chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc nên khí hậu rất lạnh; nửa đầu mùa đông lạnh khô và nửa sau có mưa phùn lạnh ẩm.
* Miền Trung do gió mùa đông bắc suy yếu nên không lạnh lắm; gió đi qua biển gây mưa lớn trong mùa đông.
* Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên khí hậu sẽ nóng và khô hạn.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 32 trang 116: Em hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh (theo số liệu bảng 31.1). Cho nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó.Trả lời:
Biểu đồ thể hiện nhiệt độ lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh:
* Nhận xét:
- Trạm ở Hà Nội: nhiệt độ trung bình năm là 23,5oC; tháng 7 cao nhất đạt 28,9oC; tháng 1 thấp nhất là 16,4oC. Tổng lượng mưa là 1676,2mm và mưa tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
- Trạm ở Huế: nhiệt độ trung bình năm 25,2oC; nhiệt độ trung bình tháng 7 cao nhất là 29,4oC; tháng thấp nhất là 20oC. Tổng lượng mưa trung bình 2867mm; mùa mưa vào thu đông từ tháng 8 đến hết tháng 12.
- Trạm ở TP. Hồ Chí Minh: nhiệt độ trung bình năm là 27,1oC; tháng 4 cao nhất đạt 28,9oC; tháng 12 thấp nhất là 25,7oC. Tổng lượng mưa trung bình năm 1931mm và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.