Đặc điểm đất Việt Nam (ĐL 8 Bài 36)
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 36 trang 126: Nêu tên các loại đất có ở trong hình 36.1
Trả lời:
* Khu vực đồi núi:
- Đất bùn núi cao trên các loại đá.
- Đất feralit đỏ vàng, đồi núi thấp trên các loại đá.
* Khu vực đồng bằng:
- Đất bồi tụ phù sa
- Đất bãi ven sông
* Ven biển: đất mặn
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 36 trang 126: Để hạn chế tình trạng hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa thì ta cần phải làm những gì?
Trả lời:
* Trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc.
* Bảo vệ rừng.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 36 trang 128: Dựa vào hình 36.2, hãy chỉ ra biết đất ba dan và đất đá vôi được phân bố chủ yếu ở các vùng nào?
Trả lời:
* Đất ba dan: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
* Đất đá vôi: Trung du; miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 36 trang 128: Chỉ ra sự khác nhau giữa 3 nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng.
Trả lời:
Nhóm đất | Đất feralit | Đất mùn núi cao | Đất phù sa sông, biển |
Đặc tính | - Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. - Có màu đỏ vàng do tích tụ nhiều ôxit sắt và nhôm. | - xốp, nhiều mùn. - Màu đen hoặc nâu. | - Phì nhiêu, ít chua, nhiều mùn, giữ nước tốt. |
Phân bố | Đồi núi thấp | Dưới thảm rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao. | Vùng đồng bằg và ven biển |
Giá trị sử dụng | Trồng cây công nghiệp và ăn quả. | Trồng rừng phòng hộ. | Trồng cây lương thực, công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả,... |
Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 36 trang 129: Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta và cho nhận xét
a) Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.
b) Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.
c) Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên.
Trả lời:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích 3 nhóm đất chính của nước ta:
* Nhận xét: đất feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng lớn nhất (65%); sau đó là đất phù sa chiếm (24%) và ít nhất là đất núi cao với (11%).
Bài trước: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam (ĐL 8 Bài 35) Bài tiếp: Đặc điểm sinh vật Việt Nam (ĐL 8 Bài 37)