Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Vật Lí 7 > Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Giải VBT Vật Lí 7

Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Giải VBT Vật Lí 7

Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

A. HỌC THEO SGK

I - BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI

Câu C1 trang 12 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

Trên màn chắn vùng màu đen là vùng tối. Vùng này tối bởi vì nó không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Trên màn chắn vùng màu trắng là vùng sáng. Vùng này sáng bởi vì nó nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Nhận xét:

Trên màn chắn đặt ở phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối.

Câu C2 trang 12 VBT Vật Lí 7: Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng nào là bóng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy đủ. Nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với hai vùng trên và giải thích tại sao có sự khác nhau đó?

Trả lời:

Trên màn chắn vùng số 1 là Vùng bóng tối; Vùng số 3 là vùng được chiếu sáng đầy đủ:.

Độ sáng vùng còn lại sáng hơn vùng số 1, nhưng lại tối hơn vùng số 3. Vùng số 2 gọi là vùng nửa tối, vì vùng này chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Nhận xét:

Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.

II - NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC

Câu C3 trang 12 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

Đứng ở nới có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại vì: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng, bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến. Vì thế, đứng ở đó, ta không nhìn thấy mặt trời và trời tối lại.

Thêm hình.

Câu C4 trang 13 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

Người đứng ở điểm A trên Trái đất thấy trăng sáng khi Mặt Trăng ở vị trí (2), (3) và thấy nguyệt thực khi Mặt Trăng ở vị trí (1).

III – VẬN DỤNG

Câu C5 trang 13 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

Khi di chuyển miếng bìa lại gần màn chắn thì bóng tối thu hẹp lại và rõ nét hơn, bóng nửa tối thu hẹp dần khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa.

Câu C6 trang 13 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

Dùng quyển vở che kín bóng đèn ống ta vẫn đọc được trang sách để trên bàn vì: quyển vở không che kín được đèn ống, bàn nằm trong vùng bóng nửa tối sau quyển vở, nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách.

Ghi nhớ:

- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên trái đất.

- Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

B. GIẢI BÀI TẬP

1. Bài tập trong SBT

Câu 3.2 trang 13 VBT Vật Lí 7: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào ta thấy nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời

B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất

C. Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất

D. Khi mặt trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Vì Nguyệt Thực xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

Câu 3.4 trang 14: Vẽ hình theo tỉ lệ xích quy định 1cm ứng với 1m (hình 3.1).

Cái cọc và bóng của cọc.

Cột đèn và bóng của nó.

Chú ý: Cái cọc và cột đèn đều vuông góc với mặt đất, các tia sáng Mặt Trời đều song song.

Trả lời:

+ Dùng thước vẽ các cọc AB dài 1cm.

+ Vẽ cái bóng AO của cọc AB trên mặt đất: AO = 0,8cm.

+ Nối BO đó là đường truyền ánh sáng Mặt Trời. Lấy CO dài 5cm ứng với cái bóng của cột đèn.

+ Vẽ cột đèn CĐ cắt đường BO kéo dài tại Đ.

+ Đo chiều cao CĐ chính là chiều cao cột đèn, CĐ = 6,25cm

Câu 3a trang 14 VBT Vật Lí 7: Dùng một đèn pin chiếu một chùm sáng rộng là là trên mặt một tờ giấy trắng đặt trên mặt bàn (hình 3.2). Quan sát vệ sáng ở sau đinh ghim xem có gì khác so với khi chưa cắm ghim 1?

Vẽ tiếp hình 3.2

Dùng một đinh ghim thứ 2 cắm lên mặt tờ giấy để đánh dấu đường truyền của một tia sáng phát ra từ đèn, đi qua điểm A (chân của đinh ghim 1).

Rút ra một cách đánh dấu đường truyền của ánh sáng nhờ quan sát bóng tối của một vật nhỏ.

Trả lời:

- Vệt sáng sau đinh ghim xuất hiện một vùng màu tối khác so với khi chưa cắm ghim 1.

- Đinh thứ hai đặt trong vùng màu tối đó.

- Đặt một vật tại bóng tối, vật đó chính là vật đánh dấu đường truyền ánh sáng.

Câu 3b trang 15 VBT Vật Lí 7: Ban đêm, trong phòng tối dùng một dây tóc bóng đèn hay một ngọn nến chiếu sáng bức tường. Lấy hai bàn tay ngoắc vào nhau đặt trong khoảng từ đèn đến tường như hình 3.3. Ta nhìn thấy trên tường một bóng đen hình con chim đang dnag cánh bay.

a) Giải thích tại sao bóng hai bàn tay lại thành bóng hình con chim?

b) Nếu thay đèn dây tóc bằng bóng đèn ống dài thì có thấy rõ cái bóng hình con chim nữa không? Vì sao?

Trả lời:

a) Bóng hai bàn tay lại thành bóng hình con chim vì tay ta như màn chắn (trong hình 3.3) che khuất ánh sáng từ bóng đèn đến bức tường tạo thành cái bóng hình con chim.

b) Thay đèn dây tóc bằng bóng đèn bóng dài thì không nhìn thấy rõ con chim nữa vì đèn ống là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng tối ở phía sau bàn tay gần như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh nên bóng bàn tay bị nhòe.