Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Vật Lí 7 > Bài 2: Sự truyền ánh sáng - Giải VBT Vật Lí 7

Bài 2: Sự truyền ánh sáng - Giải VBT Vật Lí 7

Bài 2: Sự truyền ánh sáng

A. HỌC THEO SGK

I - ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG

Câu C1 trang 8 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng.

Câu C2 trang 8 VBT Vật Lí 7: Để kiểm tra xem 3 lỗ A, B, C có nằm trên một đường thẳng hay không, bố trí thí nghiệm như sau:

Trả lời:

Thí nghiệm được thực hiện như sau:

Đặt mắt sau 3 tấm bìa có đục lỗ để nhìn ánh sáng từ ngọn đèn. Nếu ba lỗ không thẳng hàng, mắt không nhìn thấy ánh sáng từ ngọn đèn truyền tới.

Ta luồn một sợi dây (hay một cây thước thẳng) qua 3 lỗ A, B, C

+ Nếu 3 lỗ A, B, C và bóng đèn cùng nằm trên đường thẳng chứa sợi dây đó thì chúng thẳng hàng

+ Nếu 3 lỗ A, B, C và bóng đèn không cùng nằm trên đường thẳng chứa sợi dây đó thì chúng không thẳng hàng

Kết luận:

Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

II -TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG

Câu C3 trang 8 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

a) Chùm sáng song song (hình 2.5a) gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

b) Chùm sáng hội tụ (hình 2.5b) gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

c) Chùm sáng phân kì (hình 2.5c) gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

III – VẬN DỤNG

Câu C4 trang 8 VBT Vật Lí 7: Muốn biết ánh sáng từ đèn phát ra đi theo đường nào đến mắt thì ta làm như sau:

Ta có thể bố trí thí nghiệm như hình 2.1SGK như sau"

+ Dùng một ống cong và một ống thẳng để quan sát bóng đèn pin đang sáng. Trong trường hợp ống thẳng mắt, ta mới nhìn thấy đèn sáng, ống cong thì mắt không nhìn thấy đèn sáng. Vậy ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Lưu ý: Thực tế mắt ta không nhìn thấy tia sáng mà chỉ nhận thấy chùm sáng truyền tới mắt.

Câu C5 trang 9 VBT Vật Lí 7: Cách ngắm như sau:

* Đầu tiên cắm hai kim (số 1 và số 2) trên một tờ giấy và nằm trong khoảng từ mắt ngắm đến nguồn sáng, thứ tự hai kim là kim số 1 gần mắt, rồi đến kim số 2.

+ Dùng mắt ngắm sao cho kim số 1 che khuất kim số 2.

+ Tiếp theo di chuyển kim số 3 đến vị trí bị kim số 1 và kim số 2 che khuất.

=> Như vậy, ta được 3 kim thẳng hàng.

* Ta làm được điều đó là vì: trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Nên kim số 1 nằm trên cùng một đường thẳng nối kim số 2 với kim số 3 và mắt thì ánh sáng từ kim số 2 và kim số 3 không đến được mắt (hai kim này bị kim thứ nhất che khuất), do đó mắt sẽ không nhìn thấy kim thứ hai và ba.

Ghi nhớ:

- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.

- Có ba loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hôi tụ, chùm sáng phân kì.

B. GIẢI BÀI TẬP

1. Bài tập trong SBT

Câu 2.1 trang 9 VBT Vật Lí 7:

Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 2 trang 9-10 ảnh 1

a) Đặt mắt ở gần lỗ nhỏ A trên thành hộp nhìn vào trong hộp có nhìn thấy bóng đèn không (hình 2.1)?

Trả lời:

Đặt mắt ở gần lỗ nhỏ A trên thành hộp nhìn vào trong hộp sẽ không nhìn thấy bóng đèn vì: Ánh sáng từ bóng đèn truyền theo đường thẳng và người đó đặt mắt ở vị trí không nằm trên đường đi của các tia sáng từ đèn C đến lỗ A đi thẳng ra ngoài nên không có ánh sáng trực tiếp từ đèn truyền vào mắt người đó.

b) Vẽ một vị trí đặt mắt để nhìn thấy bóng đèn.

Vì ánh sáng đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA nên để nhìn thấy bóng đèn phải để mắt nằm trên đường thẳng CA.

Câu 2.2 trang 10 VBT Vật Lí 7:

Cách làm như sau:

* Nếu em không nhìn thấy người thứ hai ở phía trước em có nghĩa là em đã đứng thẳng hàng.

Giải thích cách làm: Sử dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Khi tất cả đều đứng thẳng hàng thì đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ không thấy được những người còn lại trong hàng vì ánh sáng từ những người còn lại (không tính người thứ nhất) truyền theo đường thẳng nhưng bị người đằng trước cản lại không cho ánh sáng tới mắt người đội trưởng.

Câu 2.4 trang 10: Bố trí một thí nghiệm kiểm tra như sau:

- Kiểm tra ý kiến của Hải: Lấy một miếng bìa đục lỗ thứ hai đặt sao cho lỗ trên miếng này ở đúng điểm C. Nếu đặt mắt ở M thì sẽ không nhìn thấy đèn sáng từ đó kết luận ánh sáng không truyền theo đường vòng. Như vậy bạn Hải nói đúng.

- Kiểm tra ý kiến của Bình: Lấy một miếng bìa không đục lỗ thứ ba đặt sao miếng bìa này ở trong khoảng ĐA nhưng chắn điểm B. Nếu đặt mắt ở M thì sẽ không nhìn thấy đèn sáng từ đó kết luận ánh sáng không truyền theo đường vòng. Như vậy bạn Bình nói sai.

2. Bài tập bổ sung

Câu 2. a trang 10 VBT Vật Lí 7: Trong thí nghiệm ở hình 2.2, khi đèn pin bật sáng, ta nhìn thấy một vệt sáng hẹp là là trên màn chắn. Ta nói rằng vệt sáng đó cho ta biết ánh sáng từ đèn pin truyền theo đường thẳng lướt qua mặt màn chắn. Mắt ta không nằm trên đường truyền của tia sáng đó, vì sao ta vẫn thấy vệt sáng?

Bài 2a trang 10 Vở bài tập Vật Lí 7 ảnh 1

Trả lời:

Mắt ta không nằm trên đường truyền của tia sáng đó, nhưng ta vẫn thấy vệt sáng đó vì: có ánh sáng từ tia sáng trên màn chắn hắt lại đến mắt ta.

Câu 2b trang 11: Ban đêm, bầu trời không trăng, sao. Trên cột điện trong sân nhà có một bóng đèn điện. Khi ngọn đèn điện bật sáng, nhìn lên bầu trời vẫn thấy bầu trời tối đen, nhưng nhìn xuống sân lại thấy sân sáng. Giải thích vì sao lại có hiện tượng khác nhau đó?

Trả lời:

* Nhìn lên bầu trời thấy bầu trời vẫn tối đen vì:

Khi ánh sáng từ bóng đèn chiếu lên bầu trời nhưng vì khoảng cách quá xa nên tia sáng chiếu tới bầu trời không thể phản xạ lại đến mắt ta nên ta thấy bầu trời vẫn tối đen.

* Nhìn xuống sân thấy sáng vì:

Khi ánh sáng từ bóng đèn chiếu xuống sân, vì khoảng cách từ sân đến mắt ngắn hơn nên sẽ nhận được tia sáng từ sân phản xạ lại đến mắt ta. Do đó ta nhìn thấy sân sáng.