Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Vật Lí 7 > Bài 18: Hai loại điện tích - Giải VBT Vật Lí 7

Bài 18: Hai loại điện tích - Giải VBT Vật Lí 7

Bài 18: Hai loại điện tích A. HỌC THEO SGK

I - HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH

Thí nghiệm 1

Nhận xét

- Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

Thí nghiệm 2

Nhận xét:

- Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.

Kết luận chung:

Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

Câu C1 trang 56 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

Theo quy ước: Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).

Như vậy, khi mảnh vải được đưa gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau thì mảnh vải sẽ mang điện tích dương. (Hai vật bị nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại)

III – VẬN DỤNG

Câu C2 trang 56 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

- Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm.

- Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

Câu C3 trang 56 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hòa lẫn nhau.

Câu C4 trang 57 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

- Trước cọ xát, như hình 18.5a, thước nhựa và mảnh vải đều trung hòa về điện (Tổng số điện tích dương = tổng số điện tích âm của mỗi vật)

- Sau khi cọ xát, như hình 18.5b, mảnh vải nhiễm điện tích dương (6 dấu (+) và 3 dấu (-), thước nhựa nhiễm điện tích âm (7 dấu (-) và 4 dấu (+))

=> Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron; mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron.

Những kiến thức cần ghi nhớ:

- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các eletron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.

- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

Bài 18: Hai loại điện tích B. GIẢI BÀI TẬP

1. Bài tập trong SBT

Câu 18.1 trang 57 VBT Vật Lí 7: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa (hình 18.1). Câu kết luận nào sau đây là đúng?

Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 18 trang 57-58 ảnh 1

A. quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại.

B. quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện

C. quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện

D. quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Quả cầu nhựa xốp bị đầu thước đẩy ra xa thì quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.

Câu 18.2 trang 57: Trong hình 18.2 a, b, c, d, các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng (hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai.

Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 18 trang 57-58 ảnh 2

Trả lời:

Dấu điện tích được xác định như trong hình sau:

Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 18 trang 57-58 ảnh 3

- Hình a: ghi dấu "+" cho vật B vì vật A và vật B hút nhau nên điện tích của A và B trái dấu.

- Hình b ghi dấu "-" cho vật C vì vật D và vật C đẩy nhau nên điện tích của D và C cùng dấu.

- Hình c ghi dấu "-" cho vật F vì vật E và vật F hút nhau nên điện tích của E và F trái dấu.

- Hình d ghi dấu "+" cho vật H vì vật G và vật H đẩy nhau nên điện tích của G và H cùng dấu

Câu 18.3 trang 58:

Trả lời:

a. Sau khi chải thì tóc bị nhiễm điện dương. Khi đó electron chuyển từ tóc sang lược nhựa (lược nhựa nhận thêm electron, tóc mất electron).

b. Vì những sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại nên chúng đẩy nhau.

Câu 18.4 trang 58:

* Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, đều có thể sai.

* Thí nghiệm kiểm tra như sau:

+ Đưa lần lượt lược nhựa và mảnh nilong của Hải lại gần các vụn giấy trang kim.

+ Nếu cả lược nhựa và mảnh nilong đều hút các vụn giấy thì lược nhựa và mảnh nilong bị nhiễm điện, do đó Hải đúng.

+ Nếu chỉ một trong hai vật này hút các vụn giấy thì chỉ có một vật bị nhiễm điện, khi đó Sơn đúng.

2. Bài tập bổ sung

Câu 18a trang 58 VBT Vật Lí 7: Hai quả cầu nhỏ bằng nhựa mang điện tích cùng loại (cùng dấu) khi đặt gần nhau thì chúng

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không đẩy và không hút nhau.

D. có khi đẩy nhau, có khi hút nhau.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Vì hai điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

Câu 18b trang 58: Hai thước nhựa hút nhau sau khi được cọ xát và được đặt gần nhau. Có thể xảy ra trường hợp nào dưới đây?

A. Hai thước nhựa mang điện tích dương;

B. Hai thước không mang điện (không nhiễm điện);

C. Hai thước mang điện tích âm.

D. Một thước mang điện, còn thước kia không mang điện.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D.

Giải thích: Vì hai thước nhựa hút nhau nên nếu chúng mang điện thì điện tích của chúng trái dấu nhau, do đó A, C, B sai. Trường hợp 1 thước mang điện vẫn có khả năng hút vật không mang điện. Vì vậy trường hợp D có thể xảy ra.

Câu 18c trang 59: Ghép mỗi phần 1,2,3,4 với một phần a, b, c dưới đây để thành một câu đúng nghĩa:

1. Hai thanh nhựa bị nhiễm điện cùng loại khi đặt gần nhau thì

2. Hai thanh nhựa bị nhiễm điện khác loại khi đặt gần nhau thì

3. Hai thanh nhựa không bị nhiễm điện khi đặt gần nhau thì

4. Một thanh nhựa bị nhiễm điện và một thanh nhựa khác không bị nhiễm điện khi đặt gần nhau thì

a) không hút và không đẩy nhau.

b) đẩy nhau.

c) hút nhau

Trả lời:

Ta có thể nối như sau: 1 – b; 2 – c; 3 – a; 4 – c.