Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Vật Lí 7 > Bài 24: Cường độ dòng điện - Giải VBT Vật Lí 7

Bài 24: Cường độ dòng điện - Giải VBT Vật Lí 7

Bài 24: Cường độ dòng điện A. HỌC THEO SGK

I - CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên (hình 24.1 SGK)

Nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

II - AMPE KẾ

Câu C1 trang 81 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

a) Ampe kế ở hình 24.2a SGK có giới hạn đo (GHĐ) là: 100 mA và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 10 mA.

Ampe kế ở hình 24.2b SGK có giới hạn đo (GHĐ) là 6A và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 0,5A.

b) Trong hình 24.2 SGK ampe kế dùng kim chỉ thị là ampe kế hình 24.2a và 24.2b và ampe kế hiện số là ampe kế hình 24.2c.

c. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế (hình 24.3 SGK) có ghi dấu (+) (chốt dương) và dấu (-) (chốt âm).

III – ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

Câu C2 trang 81:

Trả lời:

Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.

Hoặc: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng nhỏ thì đèn càng tối.

IV – VẬN DỤNG

Câu C3 trang 81: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây?

Trả lời:

a. 0,175A = 175 mA

c. 1250mA = 1,250 A

b. 0,38A = 380mA

d. 280mA = 0,280 A

Câu C4 trang 82: Có 4 ampe kế với giới hạn đo như sau:

1) 2mA 2) 20mA 3) 250mA 4) 2A

- Để đo dòng điện có cường độ 15mA (trường hợp a) thì sử dụng ampe kế số (2) với giới hạn đo 20mA là phù hợp nhất.

- Để đo dòng điện có cường độ 0,15A (trường hợp b) thì sử dụng ampe kế số (3) với giới hạn đo 250mA là phù hợp nhất.

- Để đo dòng điện có cường độ 1,2A (trường hợp c) thì sử dụng ampe kế số (4) với giới hạn đo 2A là phù hợp nhất.

Lưu ý: Có thể chọn vôn kế 2 A để đo cường độ dòng điện 15 mA hay 0,15 A nhưng đọc số chỉ trên ampe kế sẽ kém chính xác vì 2 A lớn hơn nhiều so với 15 mA hay 0,15 A.

Câu C5 trang 82:

Trả lời:

Ampe kế được mắc đúng trong sơ đồ a) ở hình 24.4 SGK. Vì chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.

Bài 24: Cường độ dòng điện B. GIẢI BÀI TẬP

1. Bài tập trong SBT

Câu 24.1 trang 82: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây?

Trả lời:

a. 0,35A = 350mA

c. 1,28A = 1,280mA

b. 425mA = 0,425A

d. 32mA = 0,032A

Câu 24.2 trang 82: Hình 24.1 vẽ mặt số của một ampe kế. Hãy cho biết

a. GHĐ của ampe kế là số đo lớn nhất trên ampe kế: 1,6A

b. ĐCNN của ampe kế là khoảng cách gần nhất giữa hai vạch trên ampe kế: 0,1A

c. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1) là: I1 = 0,4 A

d. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (2) là: I2 = 1,3A

Câu 24.3 trang 83: Có bốn ampe kế với các giới hạn đo lần lượt là:

1.50mA; 2.1,5A; 3.0,5A; 4.1A

Hãy chọn ampe kế phù hợp nhất để đo mỗi trường hợp sau đây?

Trả lời:

a) Ampe phù hợp nhất để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A là ampe kế số 3 có GHĐ là 0,5A.

b) Ampe phù hợp nhất để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 12mA là ampe kế số 1 có GHĐ là 50mA.

c) Ampe phù hợp nhất để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,8A là ampe kế số số 2 có GHĐ là 1,5A hoặc ampe kế số 4 có GHĐ là 1 A

d) Ampe phù hợp nhất để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 1,2A là ampe kế số 2 có GHĐ là 1,5A.

Câu 24.4 trang 83: Cho các sơ đồ mạch điện như hình 24.2

a. Hãy ghi dấu (+) và dấu (-) cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện trên đây để có các ampe kế mắc đúng

b. Hãy cho biết với các mạch điện có sơ đồ như trên thì khi đóng công tắc, dòng điện sẽ đi vào chốt nào và đi khỏi chốt nào của mỗi ampe kế được mắc đúng

Trả lời:

a. Dấu (+) và dấu (-) cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện được thể hiện như hình vẽ dưới:

b. Khi đóng công tắc thì dòng điện đi vào chốt (+) và đi khỏi chốt (-) của mỗi ampe kế.

2. Bài tập bổ sung

Câu 24a trang 83 VBT Vật Lí 7: Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,32A. Bóng đèn này sáng nhất (nhưng không cháy bóng) với dòng điện có cường độ nào dưới đây chạy qua?

A. 0,25 A

B. 0,30 A

C. 0,50 A

D. 0,20 A

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Giải thích vì: 0,30A < 0,32A

Câu 24b trang 84: Có năm ampe kế vói các giới hạn đo như sau:

1.50mA; 2.0,5A; 3.1A; 4.250mA; 5.2A

Hãy cho biết... ?

Trả lời:

a) Ampe kế số 2 có giới hạn đo 0,5A là phù hợp nhất để đo dòng điện qua bóng đèn pin (chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).

b) Ampe kế số 1 có giới hạn đo 50mA là phù hợp nhất để đo dòng điện qua đèn điốt phát quang (chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 20mA).

c) Ampe kế số 3 có giới hạn đo là 1A là phù hợp nhất để đo dòng điện qua một nam châm điện (chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A).

Câu 24c trang 84: Hình 24.3 là mặt thang đo của một miliampe kế dùng kim chỉ thị. Hãy cho biết:

Trả lời:

a) Miliampe kế này có giới hạn đo là 50mA.

b) Độ chia nhỏ nhất của nó là 2mA.

c) Kim của miliampe kế này khi ở vị trí (1) có số chỉ là I1 = 14 mA

d) Kim của miliampe kế này khi ở vị trí (2) có số chỉ là I2 = 38 mA