Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Vật Lí 7 > Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện - Giải VBT Vật Lí 7

Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện - Giải VBT Vật Lí 7

Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện A. HỌC THEO SGK

I - TÁC DỤNG TỪ

Câu C1 trang 76 VBT Vật Lí 7:

Trả lời:

a) Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm hiện tượng xảy ra khi:

+ Công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ.

+ Ngắt công tắc, đinh sắt nhỏ rơi ra.

b) Đưa một kim nam châm lại gần một cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của kim nam châm bị hút, cực kia bị đẩy. Khi đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút thì nay bị đẩy và ngược lại.

Kết luận:

1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.

2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm hoặc hút các vật bằng sắt hoặc thép.

Câu C2 trang 76:

Trả lời:

Khi đóng công tắc, dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện. Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chúng đập vào chuông, chuông kêu.

Câu C3 trang 76:

Trả lời:

Chỗ hở của mạch ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm khi đó mạch hở, cuộn dây không có dòng điện đi qua, không có tính chất từ nên không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm.

Câu C4 trang 76:

Trả lời:

Khi miếng sắt trở lại tì sát vào tiếp điểm, mạch kín và cuộn dây lại dòng điện chạy qua và lại có tính chất từ. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào làm chuông kêu. Mạch lại bị hở. Cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng.

II - TÁC DỤNG HÓA HỌC

Câu C5 trang 77:

Trả lời:

Khi K đóng thì đèn sáng → Chứng tỏ có dòng điện chạy qua mạch (nghĩa là có dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng). Vậy dung dịch muối đồng sunphat là chất dẫn điện.

Câu C6 trang 77:

Trả lời:

Sau thí nghiệm, thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt.

Kết luận:

Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng.

IV - VẬN DỤNG

Câu C7 trang 77: Vật nào dưới đây có tác dụng từ?

A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.

B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

D. Một đoạn băng dính.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

Câu C8 trang 77: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A. Làm tê liệt thần kinh

B. Làm quay kim nam châm

C. Làm nóng dây dẫn

D. Hút các vụn giấy

Trả lời:

Đáp án đúng là: D. Hút các vụn giấy

Những kiến thức quan trọng cần ghi nhớ:

- Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.

- Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi có dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

- Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật.

B. GIẢI BÀI TẬP

1. Bài tập trong SBT

Câu 23.1 trang 78 VBT Vật Lí 7: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút:

A. các vụn nhôm

B. các vụn sắt

C. các vụn đồng

D. các vụn giấy viết

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có từ tính nên hút được các vụn sắt.

Câu 23.2 trang 78: Chuông điện hoạt động là do:

A. tác dụng nhiệt của dòng điện

B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện

C. tác dụng từ của dòng điện

D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Chuông điện hoạt động là do tác dụng từ của dòng điện.

Câu 23.3 trang 78: Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ:

A. làm dung dịch này nóng lên

B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn

C. làm biến màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này

D. làm biến màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng.

Câu 23.4 trang 78: Hãy kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây để chỉ ra sự phù hợp nội dung giữa chúng.

Trả lời:

2. Bài tập bổ sung

Câu 23a trang 79 VBT Vật Lí 7: Hình 23.1 mô tả một công tắc (còn gọi là rơ le) tự động ngắt mạch điện để đảm bảo an toàn điện. Hãy tìm hiểu hoạt động của công tắc này?

a) Có hiện tượng gì xảy ra với nam châm điện, với thanh sắt và với tiếp điểm khi dòng điện chưa quá mạnh? Vì sao?

Trả lời:

Khi dòng điện chưa quá mạnh, nam châm điện vẫn hút thanh sắt, nhung lực hút nhỏ nên không đủ thắng được lực đàn hồi giữ bởi thanh đàn hồi, do đó thanh sắt vẫn tiếp xúc với tiếp điểm, mạch điện kín có dòng điện trong mạch.

b) Có hiện tượng gì xảy ra nếu dòng điện quá mạnh, trên mức cho phép?

Trả lời:

Nếu dòng điện quá mạnh, trên mức cho phép thì nam châm điện tạo ra lực hút mạnh lớn hơn lực giữ của thanh đàn hồi, khiến cho thanh sắt quay xuống làm hở mạch điện và do đó mạch điện được ngắt.

c) Sau đó phải làm gì để có dòng điện chạy qua mạch điện và bóng đèn?

Trả lời:

Khi đó thanh sắt bị lệch xuống dưới, muốn cho có dòng điện chạy qua mạch điện và bóng đèn thì ta cần ấn núm ấn để cho thanh sắt trở về vị trí nằm ngang và tiếp xúc với tiếp điểm.

Câu 23b trang 79: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải... ?

A. nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm một thời gian.

B. nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm và đun nóng dung dịch này một thời gian.

C. nhúng một thanh kẽm và cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương và nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện.

D. nhúng một thanh kẽm và cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực âm và nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C.

Giải thích: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải nhúng một thanh kẽm và cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương và nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện.

Câu 23c trang 80: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại. Đó là tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng sinh lí.

C. Tác dụng từ.

D. Tác dụng hóa học.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B.

Giải thích: Dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại. Đây là tác dụng sinh lí của dòng điện.