Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Giải VBT Vật Lí 7
Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
A. HỌC THEO SGK
I - TÁC DỤNG NHIỆT
Câu C1 trang 72 VBT Vật Lí 7:
Trả lời:
- Một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua như: bóng đèn dây tóc, bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, lò nướng, lò sưởi điện, máy sấy tóc, mỏ hàn điện, ấm điện, chăn điện, máy dán hay ép plastic (chất dẻo),...
Câu C2 trang 72:
Trả lời:
a) Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên.
Để biết bóng đèn có nóng lên hay không ta có thể dùng nhiệt kế, dùng cảm giác của bàn tay hay dùng một mảnh khăn ẩm... để kiểm tra.
b) Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua.
c) Do dây vonfram dùng để làm dây tóc bóng đèn có nhiệt độ nóng chảy 3370 độ C lớn hơn nhiệt độ nóng để phát sáng của bóng đèn nên dây tóc bóng đèn không bị nóng chảy khi đèn phát sáng.
Câu C3 trang 72:
Trả lời:
a) Các mảnh giấy bị cháy đứt và rơi xuống (cũng có thể bị nám đen)
b) Dòng điện làm dây sắt AB nóng lên nên các mảnh giấy bị cháy đứt.
Kết luận:
Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.
Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
Câu C4 trang 72:
Trả lời:
Hiện tượng xảy ra với cuộn dây chì và mạch điện cụ thể như sau:
+ Cầu chì: Khi đó cầu chì nóng lên tới nhiệt độ nóng chảy và bị đứt, mạch điện bị hở (bị ngắt mạch) tránh hư hại và tổn thất có thể xảy ra.
II – TÁC DỤNG PHÁT SÁNG
1. Bóng đèn bút thử điện
Câu C5 trang 73:
Trả lời:
Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện không tiếp xúc nhau (hở).
Câu C6 trang 73:
Trả lời:
Đèn của bút thử điện sáng do chất khí ở giữa hai đầu dây bên trong đèn phát sáng
Kết luận:
Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
2. Đèn điôt phát quang (đèn LED)
Câu C7 trang 73:
Trả lời:
Khi hai đầu dây của đèn điốt phát quang được nối với hai cực của nguồn điện và đang sáng, nếu đảo hai đầu dây của đèn điôt ta thấy đèn không sáng.
Qua quan sát nhận thấy đèn điốt phát quang chỉ sáng khi dòng điện đi vào bản cực nhỏ của đèn, nghĩa là khi mắc đèn điốt phát quang vào mạch điện thì cần nối bản cực nhỏ của đèn với cực dương của nguồn điện và bản kim loại lớn hơn được nối với cực âm.
Kết luận:
Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.
III – VẬN DỤNG
Câu C8 trang 73: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A. Bóng đèn bút chì thử điện.
B. Đèn điốt phát quang
C. Quạt điện.
D. Đồng hồ dùng pin.
E. Không có trường hợp nào.
Trả lời:Đáp án đúng là: E
Giải thích: Dòng điện đều có gây tác dụng nhiệt nhiều hay ít trên các thiết bị dùng điện
Câu C9 trang 73:
Trả lời:
Cách làm khi sử dụng đèn điốt phát quang để xác định cực của nguồn điện:
Nối bản kim loại của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K.
+ Nếu đèn LED sáng thì cực A là cực dương của nguồn điện.
+ Nếu đèn LED không sáng thì A là cực âm, B là cực dương của nguồn điện...
Suy luận tương tự nếu nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực B của nguồn điện.
Tùy vào cách xác định đầu A hay B là cực dương của nguồn điện mà xác định chiều dòng điện chạy qua mạch.
Ví dụ: nếu A là cực dương thì chiều dòng điện chạy qua mạch như hình vẽ:
Những kiến thức cần ghi nhớ:
- Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
- Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điot phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
Câu 22.1 trang 74: Xét các dụng cụ điện sau:
- Quạt điện
- Nồi cơm điện
- Máy thu hình (tivi)
- Máy thu thanh (rađiô)
- Ấm điện
* Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với: hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện
* Tác dụng nhiệt của dòng điện không có ích đối với: hoạt động của quạt điện, máy thu hình (tivi).
Câu 22.2 trang 74: Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết... ?
a) Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 100° C (nhiệt độ của nước đang sôi)
b) Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?
Trả lời:
Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết, do tác dụng của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng (ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. => ấm điện bị cháy, hỏng. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hoả hoạn.
Câu 22.3 trang 75: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
A. Ruột ấm điện
B. Công tắc
C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình
D. Đèn báo tivi
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua đèn báo tivi.
2. Bài tập bổ sung
Câu 22a trang 75: Có các dụng cụ, thiết bị điện như sau: nồi cơm điện, bếp điện, tivi, rađiô, đồng hồ điện, bóng đèn dây tóc, đèn LED, đèn ống. Trong số đó, những dụng cụ hay thiết bị điện nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
Đáp án:Những dụng cụ, thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện là: nồi cơm điện, bóng đèn dây tóc, bếp điện.
Câu 22b trang 75: Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây có tác dụng làm phát sáng chất khí?
A. Đèn điôt phát quang.
B. Đèn dây tóc đui cài.
C. Đèn dây tóc đui xoáy.
D. Đèn bút thử điện.
Trả lời:Đáp án đúng là: D.
Giải thích: Dòng điện chạy qua đèn bút thử điện có tác dụng làm phát sáng chất khí.
Câu 22c trang 75:
a) Dòng điện chạy qua đèn điôt phát quang trong trường hợp đi vào bản kim loại nhỏ và đi ra khỏi bản kim loại to của đèn hay ngược lại?
Trả lời:
Dòng điện chạy qua đèn điôt phát quang làm đèn sáng khi đi vào bản kim loại nhỏ và đi ra khỏi bản kim loại to.
b) Từ đó hãy cho biết để đèn điốt sáng thì phải nối bản kim loại nào của điôt phát quang với cực dương, bản kim loại nào của nó với cực âm của pin.
Trả lời:
Để đèn điôt sáng thì phải nối bản kim loại nhỏ với cực dương của nguồn điện và bản kim loại to với cực âm của nguồn điện.
Bài trước: Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện - Giải VBT Vật Lí 7 Bài tiếp: Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện - Giải VBT Vật Lí 7