Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Vật Lí 7 > Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song - trang 72 Sách bài tập Vật Lí 7

Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song - trang 72 Sách bài tập Vật Lí 7

Bài 28.1 trang 72 Sách bài tập Vật Lí 7: Có các mạch điện với sơ đồ như hình 28.1, hãy cho biết trong những sơ đồ nào hai bóng đèn mắc song song.


Bài giải:

Trong các sơ đồ a, b, d hai bóng đèn mắc song song còn ở sơ đồ c và e hai bóng đèn được mắc nối tiếp với nhau.

Bài 28.2 trang 72: Chỉ xét các sơ đồ ở hình 28.1, trong đó hai bóng đèn được mắc song song. Hãy:

a. Ghi chữ M, N cho hai điểm nối chung của hai bóng đèn.

b. Ghi chữ I cho dòng điện chạy trong mạch chính và kí hiệu bằng mũi tên chỉ chiều của dòng điện này.

c. Ghi chữ I1, I2 cho dòng điện chạy trong các mạch rẽ và kí hiệu bằng mũi tên chỉ chiều của các dòng điện này.

Bài giải:

Các kí hiệu được thể hiện như hình vẽ sau:

Bài 28.3 trang 72: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28.2. Hỏi phải đóng hay ngắt các công tắc như thế nào để:

a. Chỉ có đèn Đ1 sáng?

b. Chỉ có đèn Đ2 sáng?

c. Cả hai đèn Đ1 và Đ2 đều sáng?

Bài giải:

a. Để chỉ có đèn Đ1 sáng: công tắc K và K1 đóng, công tắc K2 ngắt.

b. Để chỉ có đèn Đ2 sáng: công tắc K và K2 đóng, công tắc K1 ngắt.

c. Cả hai đèn Đ1 và Đ2 đều sáng cả công tắc K, K1 và K2 đều đóng.

Bài 28.4 trang 72: Có 3 nguồn điện loại 12V, 6V, 3V và hai bóng đèn cùng loại đều ghi 6V. Hỏi có thể mắc song song hai bóng đèn này rồi mắc thành mạch kín với nguồn điện nào trên đây để hai bóng đèn này sáng bình thường? Vì sao?

Bài giải:

Có thể mắc song song hai bóng đèn rồi mắc thành mạch kín với nguồn điện 6V. Vì đoạn mạch mắc song song khi đó hiệu điện thế trên mỗi đèn đều là 6V, hai đèn sáng bình thường.

Bài 28.5 trang 73: Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện và các dụng cụ điện được sử dụng trong các gia đình đều có ghi 220V. Hỏi:

a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là bao nhiêu?

b. Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện gia đình, biết rằng hiệu điện thế của mạng điện này là 220V.

Bài giải:

a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là 220V.

b. Các dụng cụ trong mạng điện có hiệu điện thế bằng hiệu điện thế của mạng điện là 220V nên các dụng cụ này mắc song song ở điện gia đình

Bài 28.6 trang 73: Hai bóng đèn trong các mạch điện có sơ đồ nào dưới đây (hình 28.3) không mắc song song với nhau?


Bài giải:

Đáp án đúng là A

Giải thích: Trong hình 28.3 có sơ đồ mạch điện A là hai bóng đèn mắc nối tiếp nên không mắc song song với nhau.

Bài 28.7 trang 73: Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì giữa cường độ dòng điện mạch chính và các mạch rẽ có mỗi quan hệ nào dưới đây?

A. Cường độ dòng điện mạch chính nhỏ hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.

B. Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.

C. Cường độ dòng điện mạch chính bằng các cường độ dòng điện qua mỗi mạch rẽ.

D. Cường độ dòng điện mạch chính lớn hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.

Bài giải:

Đáp án đúng là B

Giải thích: Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.

Bài 28.8 trang 73: Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phải mắc vôn kế theo cách nào dưới đây?

A. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt âm của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.

B. Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.

C. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.

D. Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực âm của nguồn điện.

Bài giải:

Đáp án đúng là C.

Giải thích: Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phải mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.

Bài 28.9 trang 74: Có hai bóng đèn Đ1 và Đ2 giống nhau cùng ghi 3V được mắc song song vào mạch với nguồn điện gồm 2 pin mắc nối tiếp, mỗi pin có ghi 1,5V. Nếu tháo bỏ bớt đèn Đ2 đi thì đèn Đ1 còn lại sẽ có độ sáng thay đổi như thế nào?

A. Đèn Đ1 vẫn sáng bình thường như trước.

B. Đèn Đ1 sáng yếu hơn so với trước.

C. Đèn Đ1 không sáng.

D. Đèn Đ1 sáng mạnh hơn so với trước.

Bài giải:

Đáp án đúng là A

Giải thích: Vì đèn Đ1 được mắc song song với đèn Đ2 nên nếu tháo bỏ bớt đèn Đ2 đi thì đèn Đ1 vẫn sáng bình thường như trước.

Bài 28.10 trang 74: Có một nguồn điện 6V, một bóng đèn Đ1 có ghi 6V và một bóng đèn Đ2 có ghi 12V. Có thể mắc hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho như thế nào để cả hai bóng đèn đồng thời sáng bình thường?

A. Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho.

B. Mắc song song hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho.

C. Mắc nối tiếp đèn Đ1 với nguồn điện thành một đoạn mạch rồi mắc đèn Đ2 song song với đoạn mạch này.

D. Không có cách mắc nào.

Bài giải:

Đáp án đúng là D

Giải thích: Vì nguồn điện có hiệu điện thế 6V bằng hiệu điện thế của đèn Đ1 nên có thế mắc song song để đèn sáng bình thường, nhưng hiệu điện thế của đèn Đ2 có hiệu điện thế 12V lớn hơn hiệu điện thế của nguồn. Vì vậy không có cách nào có thể mắc hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho như thế nào để cả hai bóng đèn đồng thời sáng bình thường.

Bài 28.11 trang 74: Các bóng đèn dùng trong gia đình được mắc song song là vì lí do nào sau đây?

A. Để các bóng đèn được sáng bình thường.

B. Để dễ dàng mắc điện hơn.

C. Để khi một bóng đèn hỏng (đứt dây tóc) thì các bóng đèn còn lại vẫn sáng bình thường.

D. Để có thể trang trí các phòng ở đẹp hơn bằng các mạch điện với các bóng đèn.

Bài giải:

Đáp án đúng là C

Giải thích: Các bóng đèn dùng trong gia đình được mắc song song là vì để khi một bóng đèn hỏng (đứt dây tóc) thì các bóng đèn còn lại vẫn sáng bình thường.

Bài 28.12 trang 74: Ghép mỗi đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

1. Luôn có hiệu điện thế giữa

2. Khi có hiệu điện thế giữa

3. Không có hiệu điện thế giữa

4. Có hiệu điện thế bằng nhau giữa

a. hai đầu bóng đèn để riêng, chưa mắc vào mạch.

b. hai đầu các bóng đèn mắc song song với nhau.

c. hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua.

d. hai đầu các bóng đèn mắc nối tiếp với nhau.

e. hai cực của nguồn điện.

Bài giải:

1 - e; 2 - c; 3 - a; 4 - b

Bài 28.13 trang 75: Ghép mỗi đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:

1. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn chưa mắc vào mạch

2. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện

3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song đang sáng

4. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp đang sáng

a. luôn bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn.

b. luôn bằng 0.

c. luôn nhỏ hơn hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn.

d. luôn khác 0.

e. luôn lớn hơn hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn.

Bài giải:

1 - b; 2 - d; 3 - a; 4 - e

Bài 28.14 trang 75: Ghép mỗi đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:

1. Nếu hai bóng đèn giống nhau đều có ghi 3V và được mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 5V

2. Nếu hai bóng đèn giống nhau đều có ghi 3V và được mắc song song vào hiệu điện thế 5V

3. Nếu hai bóng đèn có ghi 3V và 6V, mắc song song vào hiệu điện thế 3V

4. Nếu hai bóng đèn giống nhau đều có ghi 3V và được mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 6V

a. thì cả hai đèn đều sáng bình thường.

b. thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn là như nhau và một trong hai đèn sáng bình thường.

c. thì dòng điện chạy qua hai đèn có cùng cường độ và cả hai đèn sáng dưới mức bình thường. d. thì cả hai đèn sáng quá mức bình thường.

Bài giải:

1 - c; 2 - d; 3 - b; 4 - a

Bài 28.15 trang 75: Nguồn điện trong mạch điện có sơ đồ như hình 28.4 là một pin còn mới có ghi 1,5V.

a. Hỏi vôn kế có số chỉ là bao nhiêu? Vì sao?

b. Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch thì phải mắc vôn kế nối tiếp hay song song với đoạn mạch đó? Khi đó chốt (+) hay chốt (-) của vôn kế phải được mắc về phía nào?

Bài giải:

a. Vôn kế có số chỉ là 1,5V. Vì vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

b. Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch thì phải mắc vôn kế song song với đoạn mạch đó. Khi đó chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện và chốt (-) của vôn kế được mắc với cực (-) của nguồn điện như hình vẽ sau:

Bài 28.16 trang 76: Trong mạch điện có sơ đồ như hình 28.5, ampe kế có số chỉ I = 0,54A. Biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện đi qua đèn Đ2

a. Hãy tính cường độ dòng điện I1 và I2 tương ứng đi qua các đèn Đ1 và Đ2.

b. Hãy so sánh hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn Đ1 và Đ2.

Đáp án:

a. Theo đề bài ta có: I1 = 2I2.

Vì đèn 1 song song với đèn 2 nên:

I = I1 + I2 = I2 + 2I2 = 3I2 = 0,54A

→ I2 = 0,18A; I1 = 2. I2 = 0,36A

b. Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn Đ1 và Đ2 là bằng nhau. Vì đèn Đ1 mắc song song với đèn Đ2.

Bài 28.17 trang 76: Một đèn để bàn và một quạt điện đều có ghi 220V.

a. Khi mắc đèn và quạt này vào cùng một ổ lấy điện ở gia đình, thì chúng được mắc với nhau như thế nào?

b. Hiệu điện thế giữa hai lỗ của ổ lấy điện phải có giá trị là bao nhiêu để đèn và quạt hoạt động bình thường khi mắc chúng như trên?

Bài giải:

a. Khi mắc đèn và quạt này vào cùng một ổ lấy điện ở gia đình, thì chúng được mắc song song với nhau vì đèn và quạt điện đều ghi 220V bằng hiệu điện thế của mạng điện trong gia đình.

b. Hiệu điện thế giữa hai lỗ của ổ lấy điện phải có giá trị là U = 220V để đèn và quạt hoạt động bình thường khi mắc chúng như trên.

Bài 28.18 trang 76: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28.6.

a. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U1 = 2,8V, hãy cho biết hiệu điện thế U2 giữa hai đầu đèn Đ2.

b. Biết cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện là I = 0,45A và chạy qua Đ2 là I2 = 0,22A. Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua đèn Đ1.

Bài giải:

a. Vì đèn Đ1 mắc song song với đèn Đ2 nên U2 = U1 = 2,8V

b. Vì Đ1 // Đ2 nên I = I1 + I2 → I1 = I - I2 = 0,45 - 0,22 = 0,23A

Bài 28.19 trang 77: Trong mạch điện có sơ đồ hình hình 28.7, hai bóng đèn là giống nhau.

a. Cần dùng mấy ampe kế để có thể đo đồng thời cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và qua mỗi bóng đèn Đ1, Đ2? Vẽ sơ đồ mắc các ampe kế này.

b. Cần dùng mấy máy vôn kế để do đồng thời hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn Đ1, Đ2? Vẽ sơ đồ mắc các ampe kế này.

Bài giải:

a. Cần dùng 1 ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính I. Từ đó suy ra cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn là giống nhau và bằng:

I1 = I2 = I/2

Sơ đồ mạch điện được mắc như hình 28.7a

b. Cần dùng 1 vôn kế để đo đồng thời hiệu điện thế ở 2 đầu mỗi bóng đèn Đ1, Đ2. Vì Đ1 // Đ2 thì U1 = U2 = U12

Sơ đồ mạch điện được mắc như hình 28.7b:

Bài 28.20 trang 77: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28.8, trong đó vôn kế chỉ U = 3V, ampe kế I = 0,6A, ampe kế A1 chỉ I1 = 0,32A

a. Tìm số chỉ I2 của ampe kế A2.

b. Tìm hiệu điện thế U1, U2 tương ứng ở hai đầu mỗi bóng đèn.

c. Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 0,38A. Hỏi khi đó số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?

Bài giải:

a. Vì đèn Đ1 được mắc song song với đèn Đ2 nên số chỉ của ampe kế A2 là:

I2 = I - I1 = 0,6 - 0,32 = 0,28A.

b. Do đèn Đ1 được mắc song song với đèn Đ2 nên hiệu điện thế ở hai đầu mỗi đèn là:

U1 = U2 = U = 3V.

c. Khi đèn Đ1 bị hỏng thì đèn Đ2 được mắc nối tiếp với nguồn nên: I2 = I = 0,38A.