Bài 13: Môi trường truyền âm - trang 30 Sách bài tập Vật Lí 7
Bài 13.1 trang 30 Sách bài tập Vật Lí 7: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không
B. Tường bê tông
C. Nước biển
D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất.
Bài giải:Đáp án đúng là A
Giải thích: Âm không thể truyền trong môi trường chân không.
Bài 13.2 trang 30: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở trong sông lập tức "lẩn trốn ngay". Hãy giải thích tại sao?
Bài giải:Tiếng động của chân người đã truyền qua đất trên bờ, và qua nước rồi đến tai cá, nên nó bơi nhanh đi chỗ khác.
Bài 13.3 trang 30: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường thấy chớp trước tiếng thấy tiếng sét. Hãy giải thích.
Bài giải:Đó là vì ánh sáng truyền trong môi trường không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều. Vận tốc của ánh sáng trong không khí là 300.000 km/s, trong khi đó vận tốc của âm thanh trong không khí chỉ khoảng 340 m/s.
Vì vậy, thời gian để tiếng sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian mà ánh sáng chớp truyền đến mắt ta.
Bài 13.4* trang 30: Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, các em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ sét đánh là bao nhiêu không?
Bài giải:Ta có vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s
Khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ sét đánh nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây là: s = v. t = 340.3 = 1020 (m) ≈ 1km
Bài 13.5 trang 30: Trò chơi "điện thoại"
- Vật liệu: 2 ống bơ sữa bò bỏ 2 đáy; 2 miếng nilông (rộng hơn đáy ống bơ); 2 sợi dây chun; 1 sợi chỉ dài từ 20 đển 30 mét; 2 mẩu que tăm.
- Cách làm: dùng sợi dây chun buộc chặt miếng nilông vào một đáy mỗi ống bơ. Đục 1 lỗ nhỏ ở giữa đáy mỗi ống bơ. Nối 2 ống bơ với nhau bằng sợi chỉ luồn vào lỗ giữa đáy mỗi ống và chốt đầu sợi chỉ ở mỗi lỗ với ống bơ bởi một que tăm buộc ngang.
- Cách chơi: 2 em tham gia, mỗi em cầm 1 ống bơ và đứng ở khoảng cách sợi chỉ vừa đủ căng. Một em đặt sát miệng vào ống bơ và gọi bạn. Em kia áp tai vào ống bơ sẽ nghe thấy rõ tiếng gọi của bạn. Hỏi âm đã truyền từ miệng bạn này đến tai bạn kia qua những môi trường nào?
Bài giải:Âm đã truyền từ miệng bạn này đến tai bạn kia qua môi trường khí và rắn (sợi chỉ).
Bài 13.6 trang 30: Kết luận nào sau đây sai?
A. Vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 340km/s.
B. vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5km/s.
C. vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s.
D. vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400m/s.
Bài giải:Đáp án đúng là A
Giải thích: Vì vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 340 m/s.
Bài 13.7 trang 31: Những môi trường dưới đây có thể truyền được âm không?
Có | Không | |
1. Tường gạch | ||
2. Nước sôi | ||
3. Tấm nhựa | ||
4. Không khí loãng | ||
5. Chân không | ||
6. Khí hidro | ||
7. Sắt nóng chảy | ||
8. Sàn gỗ | ||
9. Bông | ||
10. Cao su |
Bài giải:
- Môi trường có thể truyền âm: Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, không khí loãng, khi hidro, sắt nóng chảy, sàn gỗ, bông, cao su.
- Môi trường không truyền âm: chân không.
Bài 13.8 trang 31: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn.
B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn.
C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí.
D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn.
Bài giải:Đáp án đúng là B
Giải thích: Kết luận đúng là: Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn hay vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn nhất, sau đó đến chất lỏng và cuối cùng là chất khí.
Bài 13.9 trang 31: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa?
A. 1700m
B. 170m
C. 240m
D. 1360m
Bài giải:Đáp án đúng là A
Cách tính:
Ta có vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s và thời gian là 5 giây
Người đó đứng cách nơi xảy ra sét một khoảng là:
s = v x t = 340 x 5 = 1700 (m)
Bài 13.10 trang 31: Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Độ cao của âm
B. Độ to của âm
C. Biên độ của âm
D. Cả A, B
Bài giải:Đáp án đúng là A
Giải thích: Khi âm truyền trong không khí thì độ cao của âm là đại lượng không đổi.
Bài 13.11* trang 31: Vì sao chân không không truyền được âm?
Bài giải:- Sở dĩ âm truyền được trong chất khí, lỏng, rắn vì khi nguồn âm dao động, nó làm cho các hạt cấu tạo nên chất khí, chất lỏng hay chất rắn ở gần nó cũng dao động theo. Dao động của các hạt này lại truyền cho các hạt bên cạnh, cứ như thế, âm truyền đến tai ta làm cho màng nhĩ dao động, nên ta nghe được âm.
- Môi trường chân không không truyền được âm vì nó không có các hạt vật chất, vì vậy nó không có gì để dao động được nên không truyền âm.
Bài trước: Bài 12: Độ to của âm - trang 28 Sách bài tập Vật Lí 7 Bài tiếp: Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang - trang 32 Sách bài tập Vật Lí 7