Bài 12: Độ to của âm - trang 28 Sách bài tập Vật Lí 7
Bài 12.1 trang 28 Sách bài tập Vật Lí 7: Vật phát ra âm to hơn khi nào?
A. Khi vật dao động nhanh hơn.
B. Khi vật dao động mạnh hơn.
C. Khi tần số dao động lớn hơn.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Bài giải:Đáp án đúng là B
Giải thích: Vì vật phát ra âm to hơn khi vật dao động mạnh hơn.
Bài 12.2 trang 28: Điền vào chỗ trống:
Đơn vị đo độ to của âm là...
Dao động càng mạnh thì âm phát ra...
Dao động càng yếu thì âm phát ra...
Bài giải:- Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (dB).
- Dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to.
- Dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ.
Bài 12.3 trang 28: Hải đang chơi ghita.
a. Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?
b. Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?
c. Dao động của các sợi dây đàn ghi-ta khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?
Bài giải:a. Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn.
b. Dao động của sợi dây đàn càng mạnh và biên độ dao động của dây lớn khi bạn ấy gảy mạnh.
Khi gảy nhẹ dây đàn: Dao động của dây yếu, biên độ của dây nhỏ.
c. Dao động của sợi dây đàn ghita nhanh khi chơi nốt cao.
Khi chơi nốt thấp thì dao động của sợi dây đàn ghita chậm.
Bài 12.4 trang 28: Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy?
Bài giải:Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, ta phải thổi mạnh bởi vì khi đó lá chuối ở đầu bẹp của kèn dao động mạnh có biên độ lớn và tiếng kèn phát ra to.
Bài 12.5 trang 28: Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?
Bài giải:Khi thổi sáo nếu thổi càng mạnh thì âm phát ra sẽ càng to.
Bài 12.6 trang 28: Biên độ dao động là gì?
A. là số dao động trong một giây.
B. là độ lệch của vật trong một giây.
C. là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
D. là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
Bài giải:Đáp án đúng là D
Giải thích: Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
Bài 12.7 trang 29: Biên độ dao động của âm càng lớn khi?
A. vật dao động với tần số càng lớn.
B. vật dao động với tần số càng nhanh.
C. vật dao động càng chậm.
D. vật dao động càng mạnh.
Bài giải:Đáp án đúng là D
Giải thích: Biên độ dao động của âm càng lớn khi vật dao động càng mạnh.
Bài 12.8 trang 29: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
A. Vận tốc truyền âm.
B. Tần số dao động của âm.
C. Biên độ dao động của âm.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Bài giải:Đáp án đúng là C
Giải thích: Khi truyền đi xa thì biên độ dao động của âm đã thay đổi.
Bài 12.9 trang 297: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?
A. 130dB
B. 180dB
C. 100dB
D. 70dB
Bài giải:Đáp án đúng là A
Giải thích: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là tiếng động cơ phản lực ở cách 4m với độ to là 130dB.
Bài 12.10 trang 29: Tiếng ồn trong sân trường trong giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào sau đây?
A. 120dB
B. 50dB
C. 30dB
D. 80dB
Bài giải:Đáp án đúng là B
Giải thích: Tiếng ồn trong sân trường trong giờ ra chơi có độ to vào cỡ từ 50 – 70dB.
Bài 12.11 trang 29: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. tần số dao động
B. biên độ dao động
C. thời gian giao động
D. tốc độ dao động
Bài giải:Đáp án đúng là B
Giải thích: Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
Bài trước: Bài 11: Độ cao của âm - trang 26 Sách bài tập Vật Lí 7 Bài tiếp: Bài 13: Môi trường truyền âm - trang 30 Sách bài tập Vật Lí 7