Bài 25 phần 2: Phong trào Tây Sơn - trang 122 sgk Lịch Sử 7
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 phần 2
Câu hỏi trang 122 sgk Lịch Sử 7: - Tại sao Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh?
Giải đáp:
* Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh là vì nghĩa quân rơi vào tình thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn, quân Tây Sơn chưa thể chống được quân Trịnh vì thế, Nguyễn Nhạc thay đổi chiến lược: tạm hòa với Trịnh để tập trung lực lượng đánh vào Gia Định.
Bài 1 (trang 125 sgk Lịch sử 7): Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?
Giải đáp:
Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến bởi vì: đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa có cù lao Thới Sơn => Địa hình vô cùng thuận lợi cho việc mai phục, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục sẵn để tiêu diệt quân địch.
Bài 2 (trang 125): Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
Giải đáp:
* Diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút:
- Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm bị đánh tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
Bài 3 (trang 125): Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Giải đáp:
Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng đã đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
Bài trước: Bài 25 phần 1: Phong trào Tây Sơn - trang 120 sgk Lịch Sử 7 Bài tiếp: Bài 25 phần 3: Phong trào Tây Sơn - trang 126 sgk Lịch Sử 7