Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Lịch sử 7 > Bài 16 phần 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - trang 77 sgk Lịch Sử 7

Bài 16 phần 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - trang 77 sgk Lịch Sử 7

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 phần 2

Bài 16 phần 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Câu hỏi trang 77 sgk Lịch Sử 7: - Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Giải đáp:

- Nhà Hồ được thành lập khi nhà Trần suy sụp, không còn khả năng tiếp tục cai trị.

- Lúc đó tình hình xã hội bị khủng hoảng sâu sắc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền trung ương ngày càng cao, nhất là khi ngoại xâm đang được đà đe dọa nền độc lập dân tộc.

Câu hỏi trang 78 sgk Lịch Sử 7: - Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?

Giải đáp:

- Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất.

- Chính sách hạn điền, hạn nô đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của tầng lớp nhân dân, xóa bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương.

Câu hỏi trang 79 sgk Lịch Sử 7: - Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?

Giải đáp:

* Nhận xét về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly:

- Đây là chính sách tích cực, sáng tạo: thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường, củng cố quân sự và quốc phòng như làm lại sổ đinh, tích cực sản xuất vũ khí, chế tạo vũ khí như súng thần cơ và các loại thuyền chiến mới. Nhà Hồ còn sáng tạo cho xây dựng một số thành kiên cố như thành Tây Đô (Thanh Hóa), thành Đa Bang (Hà Nội)...

Bài 1 (trang 80 sgk Lịch sử 7): Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

Giải đáp:

* Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly:

Lĩnh vựcNội dung và biện pháp cải cách
Chính trị

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đối với một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi nhân dân và tìm hiểu quan lại để thăng quan hay giáng chức.

Kinh tế - tài chính

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế điền.

Xã hộiBan hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.
Văn hóa – giáo dục

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Sửa đổi chế dộ thi cử, học hành.

Quân sự

- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới, làm thuyền chiến.

- Bố trí phong thủ những nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành trì kiên cố.

Bài 2 (trang 80): Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.

Giải đáp:

* Những mặt tiến bộ và hạn chế về biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

- Mặt tiến bộ: Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ tập quyền. Cải cách văn hóa, giáo dục, quân sự có nhiều tiến bộ, góp phần làm ổn định xã hội, ổn định tình hình đất nước.

- Mặt hạn chế: Một số chính sách chưa thực hiện triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Bài 3 (trang 80): Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly?

Giải đáp:

Nhận xét, đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly: Hồ Quý Ly là một người thực sự tài năng, là một người yêu nước, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.