Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Lịch sử 7 > Bài 12 phần 1: Đời sống kinh tế, văn hóa - trang 44 sgk Lịch Sử 7

Bài 12 phần 1: Đời sống kinh tế, văn hóa - trang 44 sgk Lịch Sử 7

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 12 phần 1

Bài 12 phần 1: Đời sống kinh tế, văn hóa

Câu hỏi trang 44 sgk Lịch Sử 7: - Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào?

Giải đáp:

- Ý nghĩa việc cày ruộng tịch điền của nhà vua: Biểu hiện sự quan tâm của nhà vua đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Với tâm thức "…không tự mình cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo".

Câu hỏi trang 45 sgk Lịch Sử 7: - Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển?

Giải đáp:

Nền nông nghiệp thời Lý phát triển là do cả nước và nhân dân cùng đẩy mạnh, chăm lo sản xuất nông nghiệp.

- Hàng năm, vào mùa xuân, các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền.

- Nhà Lý khuyến khích khai khẩn ruộng hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt.

- Nhà Lý ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Câu hỏi trang 46 sgk Lịch Sử 7: - Qua việc làm trên của vua Lý, em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao nhà Lý lại không dùng gấm vóc của nhà Tống?

Giải đáp:

Hàng tơ lụa của Đại Việt thời Lý đã có sự phát triển vượt bậc. Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa lúc bấy giờ rất phát triển, có nhiều thợ thủ công có tay nghề cao, dệt gấm vóc rất khéo tay (được vua dạy cho).

- Việc nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống để:

+ Thể hiện ý thức tự chủ, tự lực, không muốn bị lệ thuộc vào ngoại quốc.

+ Điều quan trọng, nghề dệt của ta đã phát triển nên không cần phải mua lụa, gấm của nhà Tống nữa. => Thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, đặc biệt là các nghề thủ công: ươm tơ, dệt lụa,...

Câu hỏi trang 46 sgk Lịch Sử 7: - Bước phát triển mới của thủ công nghiệp là gì?

Giải đáp:

Ngoài các nghề thủ công cổ truyền như: làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải,... thì thời kì này nghề thủ công phát triển đạt trình độ cao nhờ bàn tay khéo léo của những thợ thủ công tài giỏi tạo dựng nên những công trình rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định).

Câu hỏi trang 46 sgk Lịch Sử 7: - Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tính hình thương nghiệp nước ta hồi đó như thế nào?

Giải đáp:

Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta thời đó rất phát triển. Nông nghiệp phát triển, thủ công nghiệp phát triển, đặc biệt là các nghề thủ công cổ truyền sản xuất ra nhiều hàng hóa có chất lượng cao, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển. Từ đó, cho thấy việc cần thiết phải có sự trao đổi mua bán hàng hóa cho nhau.

Bài 1 (trang 46 sgk Lịch sử 7): Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản suất nông nghiệp

Giải đáp:

Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhà Lý đã có những việc làm cấp thiết:

- Chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế.

- Vua tự cày tịch điền và tế thần Nông.

- Chú trọng khai khẩn ruộng hoang, đào kênh mương, làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ,...

- Cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

→ Chính những chính sách đó đã góp phần làm mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

Bài 2 (trang 46 sgk Lịch sử 7): Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý.

Giải đáp:

Những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý:

* Thủ công nghiệp:

- Các nghề chăn tằm, ươm tơ, làm đồ gốm, xây dựng đền đài cung điện phát triển.

- Các nghề làm đồ trang sức, làm giấy, in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.

- Nhiều công trình nổi tiếng: tháp Bảo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh….

* Thương nghiệp:

- Thăng Long là đô thi phồn thịnh.

- Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận lợi với nước ngoài.

Bài 3 (trang 46 sgk Lịch sử 7): Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Giải đáp:

* Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Nông nghiệp phát triển mùa màng tươi tốt, sản lượng thu hoạch được nhiều → đời sống nhân dân ổn định → tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

- Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều và có chất lượng tốt → nhu cầu trao đổi giữa các nước với nhau là điểu tất yếu xảy ra → thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.