Bài 25 phần 1: Phong trào Tây Sơn - trang 120 sgk Lịch Sử 7
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 phần 1
Câu hỏi trang 120 sgk Lịch Sử 7: - Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì nông dân và các tầng lớp khác?
Giải đáp:
* Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả:
- Làm cho cuộc sống của nông dân nghèo ngày càng cơ cực, sự oán hận của các tầng lớp bị trị ngày một chồng chất và tất yếu sẽ dẫn đến những cuộc nổi dậy.
- Các tầng lớp thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn.
Bài 1 (trang 122 sgk Lịch sử 7): Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII.
Giải đáp:
* Những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII:
- Việc mua quan bán tước diễn ra rất phổ biến, quan lại cường hào kết thành bè cánh, bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi, trác táng.
- Nội bộ chính quyền chia rẽ, Trương Thúc Loan nắm hết quyền hành, khét tiếng tham lam.
- Nhân dân đóng nhiều thứ thuế, cuộc sống ngày càng cơ cực, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
Bài 2 (trang 122): Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn từ đầu?
Giải đáp:
* Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu là bởi:
- Dưới chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, cuộc sống nhân dân ngày càng cơ cực, nghèo đói. Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng cao.
- Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo: "Lấy của người giàu chia cho dân nghèo", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.
Bài trước: Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII - trang 116 sgk Lịch Sử 7 Bài tiếp: Bài 25 phần 2: Phong trào Tây Sơn - trang 122 sgk Lịch Sử 7