Bài 51: Thiên nhiên châu Âu - trang 154 SGK Địa Lí 7
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 51
- Các biển: Địa Trung Hải, Măng-sơ, Biển Bắc, Ban-tích, Biển Đen (Hắc Hải), Biển Trắng (Bạch Hải).
- Các bán đảo: Xcan-đi-na-vi, I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-căng.
Giải đáp:
Học sinh dựa vào kí hiệu và kênh chữ ở trên lược đồ để xác định.
Câu hỏi trang 154 sgk Địa Lí 7:
- Quan sát lược đồ 51.1, cho biết tên các đồng bằng lớn và các dãy núi chính ở châu Âu.
Giải đáp:
- Tên các đồng bằng lớn ở Châu Âu: đồng bằng Pháp, đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-nuyp, đồng bằng hạ lưu Đa-nuyp.
- Các dãy núi chính ở châu Âu đó là: dãy Xcan-đi-na-vi, dãy An-pơ, dãy Ư-ran, dãy Ban-căng, dãy Cac-pat, dãy An-pơ Đi-ma-rich, dãy A-pen-nin, dãy Py-rê-nê.
Câu hỏi trang 154 sgk Địa Lí 7:
- Quan sát hình 51.2, cho biết châu Âu có các kiểu khí hậu nào?
Giải đáp:
Qua hình trên cho thấy châu Âu có các kiểu khí hậu như sau:
- Vùng ven biển Tây Âu và phía tây của Bắc Âu: khí hậu ôn đới hải dương.
- Vùng ven biển Địa Trung Hải từ Bồ Đào Nha sang tận Hi Lạp: khí hậu địa trung hải.
- Toàn bộ vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-đi-na-vi: khí hậu ôn đới lục địa.
- Vùng phía bắc của châu Âu: có một bộ phận nhỏ nằm trong vòng cực có khí hậu hàn đới.
Câu hỏi trang 154 sgk Địa Lí 7: - Quan sát hình 51.1, nhận xét về mật độ sông ngòi ở châu Âu. Kể tên những con sông lớn ở châu Âu. Các sông này đổ vào biển nào?
Giải đáp:
- Nhận xét về mật độ sông ngòi ở châu Âu: Châu Âu có mật độ sông ngòi dày đặc.
- Tên những con sông lớn ở châu Âu và biển mà chúng đổ vào:
+ Sông Ê-brơ trên bán đảo I-bê-rich đổ vào Địa Trung Hải.
+ Sông Pô trên bán đảo A-pen-nin (bán đảo I-ta-li-a) đổ vào Địa Trung Hải.
+ Sông Đa-nuyp trên bán đảo Ban-căng, sông Đni-ep, sông Đôn đổ vào Biển Đen.
+ Sông Ồ-đơ, sông Vi-xla đổ vào biển Ban-tích.
+ Sông En-bơ, sông Rai-nơ đổ vào biển Bắc.
+ Sông Von-ga đổ ra biển Ca-xpi.
Bài 1 trang 155 sgk Địa Lí 7
Câu hỏi: Dựa vào hình 51.1, trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu.Giải đáp:
Châu Âu có ba dang địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ.
- Đồng bằng: bao gồm miền đồng bằng của khu vực Tây và Trung Âu, đồng bằng Đông Âu.
- Núi già: bao gồm miền núi già của khu vực của khu vực Tây và Trung Âu, Bắc Âu.
- Núi trẻ: bao gồm miền núi trẻ của khu vực Tây và Trung Âu, Nam Âu.
Bài 2 trang 155 sgk Địa Lí 7
Câu hỏi: Dựa vào các hình 51.1 và 51.2, giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?Giải đáp:
Ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông là do:
- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.
- Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.
Bài trước: Bài 50: Thực hành- Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a - trang 151 SGK Địa Lí 7 Bài tiếp: Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo) - trang 156 SGK Địa Lí 7