Bài 30: Kinh tế châu Phi - trang 94 SGK Địa Lí 7
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 30
Giải đáp:
Quan sát hình 30.1 trên, em thấy sự phân bố các cây công nghiệp chính ở châu Phi như sau:
- Ca cao: phân bố ở vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Cà phê: phân bố ở vùng duyên hải vịnh Ghi-nê và cao nguyên Đông Phi.
- Cọ dầu: phân bố ở vùng duyồn hải vịnh Ghi-nê, Trung Phi và duyên hải Đông Phi.
- Lạc: phân bố ở Ni-giê, Ca-mơ-run, Xu-đăng, CHDC Công-gô, Dim-ba-bu-ê,...
Bài 1 trang 96 sgk Địa Lí 7
Câu hỏi: Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi.Đáp án:
* Sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi.
- Cây công nghiệp: Được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hóa, nhằm mục đích xuất khẩu. Các đồn điền thuộc sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn.
- Cây lương thực: Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người. Sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu.
Bài 2 trang 96
Câu hỏi: Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển? Kể tên một số nước tương đối phát triển ở châu PhiĐáp án:
- Công nghiệp châu Phi chậm phát triển vì 4 nguyên nhân chính:
+ Trình độ dân trí thấp.
+ Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật.
+ Cơ sở vật chất lạc hậu.
+ Thiếu vốn nghiêm trọng.
- Các nước có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi là: Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập,... nhờ thu hút được vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài, khắc phục được phần nào bốn nguyên nhân nói trên.
Bài 3 trang 96
Câu hỏi: Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số và sản lượng công nghiệp của châu Phi so với thế giới theo số liệu dưới đây:- Dân số châu Phi chiếm 13,4% dân số thế giới.
- Sản lượng công nghiệp châu Phi chiếm 2% sản lượng công nghiệp thế giới.
Qua biểu đồ, nêu nhận xét về trình độ phát triển công nghiệp của châu Phi.
Đáp án:
- Vẽ biểu đồ như sau:
- Nhận xét: Biểu đồ cho thấy công nghiệp châu Phi kém phát triển, sản lượng công nghiệp chiếm vị trí rất nhỏ bé trong nền kinh tế thế giới, vì thế không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại.