Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Địa Lí 7 > Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - trang 64 SGK Địa Lí 7

Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - trang 64 SGK Địa Lí 7

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 20

Câu hỏi trang 64 sgk Địa Lí 7:
- Quan sát các ảnh dưới đây, cho biết: Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác?
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 20 ảnh 1

Giải đáp:

Ngoài chăn nuôi du mục, ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế cổ truyền đó là: Trồng trọt trong các ốc đảo (chà là, cam, chanh, lúa mạch…); dùng lạc đà để vận chuyển và buôn bán xuyên qua các hoang mạc rộng lớn.

Câu hỏi trang 64 sgk Địa Lí 7:

- Quan sát các ảnh dưới đây, phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 20 ảnh 2

Giải đáp:

- Hình 20.3: Cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn nước tưới tự động xoay tròn của Li-bi. Cây cối chỉ mọc nơi có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng tròn là hoang mạc. Để có nước tưới như vậy, phải khoan đến các vỉa nước ngầm rất sâu nên rất tốn kém.

- Hình 20.4: Cảnh dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy. Các giếng dầu này được khoan từ rất sâu trong lòng đất.

Như vậy, với kĩ thuật khoan sâu người ta có thể khoan đến các túi nước ngầm hay các túi dầu nằm sâu bên dưới các hoang mạc. Nhờ đó, con người đã tiến hành khai thác và làm biến đổi bộ mặt của nhiều vùng đất hoang mạc (như bán đảo A-rập, ở Tây Nam Hoa Kì, ở Bắc Phi và Trung Á, Trung Đông... ), một số đô thị hiện đại đã mọc lên giữa hoang mạc, làm xuất hiện một ngành kinh tế mới là du lịch qua hoang mạc.

Câu hỏi trang 65 sgk Địa Lí 7:

- Nêu một số thí dụ cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới.

Giải đáp:

Trong các nguyên nhân gây ra nạn sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người.

- Ở một số khu dân cư trên hoang mạc Xa-ha-ra, do chặt phá cây xanh quá mức để lấy củi đun nấu, làm thức ăn chăn nuôi …cát đã lấn dần vào khu dân cư, mở rộng hoang mạc

Câu hỏi trang 66 sgk Địa Lí 7:

- Nêu một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc.

Giải đáp:

* Một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc là:

- Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng khoan hay bằng kênh đào.

- Trồng cây gây rừng chống cát bay, cải tạo khí hậu.

Bài 1 trang 66 sgk Địa Lí 7

Câu hỏi: Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay.
Giải đáp:

- Hoạt động kinh tế cổ truyền trong các hoang mạc ngày nay đó là: dựa vào sự thích nghi của con người với môi trường hoang mạc khắc nghiệt. Chăn nuôi du mục: hoạt động kinh tế quan trọng nhất. Trong khi trồng trọt chỉ có trong các ốc đảo, Chuyên chở hàng hóa chỉ có một vài dân tộc.

- Hoạt động kinh tế hiện đại: Dựa vào cải tạo hoang mạc như đưa nước đến bằng các kênh đào hay giếng khoan sâu,... để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các đô thị mới, hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, khí đốt, uranium, các quặng kim loại quý hiếm,... ). hoặc khai thác đặc điểm môi trường hoang mạc để phát triển du lịch.

Bài 2 trang 66 sgk Địa Lí 7

Câu hỏi: Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hóa mở rộng trên thế giới.
Giải đáp:

* Một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hóa mở rộng trên thế giới là:

- Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng nước cổ truyền, bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh mương dẫn nước để khai thác hoang mạc.

- Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hóa.