Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Địa Lí 7 > Bài 46: Thực hành- Sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi An-đet

Bài 46: Thực hành- Sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi An-đet

Bài 1 trang 139 sgk Địa Lí 7

Câu hỏi: Quan sát hình 46.1, cho biết các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây An – đét.

Đáp án:

Quan hình 46.1, cho thấy các đai thực vật ở chiều cao ở sườn tây An – đét như sua:

- Từ 0 – 1000m: thực vật nửa hoang mạc

- Từ 1000 – 2000m: bụi cây sương rồng

- Từ 2000 – 3000m: đồng cỏ cây bụi

- Từ 3000 – 5000m: đồng cỏ núi cao

- Từ 5000 – 6000m: băng tuyết

Bài 2 trang 139 sgk Địa Lí 7

Câu hỏi: Quan sát hình 46.2:

- Cho biết thứ tự các đai thực vật theo chiều cao sườn đông An – đét.

- Từng đai thực vật được phân bố từ độ cao nào đến độ cao nào?


Đáp án:

- Thứ tự các đai thực vật theo chiều cao sườn đông An – đét và sự phân bố như sau:

- 0 – 1000m: rừng nhiệt đới

- 1000 – 1300m: rừng lá rộng

- 1300 – 3000m: rừng lá kim

- 3000 – 4000m: đồng cỏ

- 4000 – 5000m: đồng cỏ núi cao

- 5000 – 6500m: băng tuyết

Bài 3 trang 139 sgk Địa Lí 7

Câu hỏi: Quan sát các hình 46.1 và 46.2, cho biết: Tại sao từ độ cao 0 m đến 1000m ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc

Đáp án:

Từ độ cao 0 m – 1000 m, ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc, vì sườn đông An – đét mưa nhiều hơn ở sườn tây. Sườn đông mưa nhiều hơn vì ảnh hưởng của gió Mậu Dịch từ biển thổi vào. Sườn tây mưa ít hơn vì ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê – ru làm cho khối khí từ biển vào bị mất hơi nước, biến tính trở nên khô.