Bài 4: Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi - Trang 13 SGK Địa Lí 7
Bài 1 trang 13 sgk Địa Lí 7
- Nơi có mật độ dân số cao nhất. Mật độ là bao nhiêu?
- Nơi có mật độ dân số thấp nhất. Mật độ là bao nhiêu?
Trả lời:
Quan sát lược đồ mật độ dân số tỉnh Thái Bình (năm 2000), em thấy:
- Nơi có mật độ dân số cao nhất là thị xã Thái Bình, trên 3000 người/km2.
- Nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Tiền Hải, dưới 1000 người/km2.
Bài 2 trang 13 sgk Địa Lí 7
Câu hỏi: Quan sát tháp tuổi của Thành phố Hồ Chí Minh qua các cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và năm 1999, cho biết sau 10 năm:- Hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi?
- Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?
Trả lời:
Quan sát tháp tuổi của Thành phố Hồ Chí Minh qua các cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và năm 1999, sau 10 năm:
- Hình dáng tháp tuổi thay đổi như sau:
+ Đáy tháp thu hẹp dần lại ở cả hai phía.
+ Thân tháp mở rộng và nâng cao ở cả hai phía.
Như vậy, sau 10 năm, dân số TP. Hồ Chí Minh sẽ "già" đi
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 – 59 (tuổi lao động) tăng.
- Tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 (dưới tuổi lao động) giảm.
Bài 3 trang 14 sgk Địa Lí 7
Câu hỏi: Tìm trên lược đồ phân bố dân cư châu Á những khu vực tập trung đông dân. Các đô thị lớn ở Châu Á thường phân bố ở đâu?Trả lời:
- Trên lược đồ phân bố dân cư châu Á những khu vực tập trung đông dân là: Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
- Các đô thị lớn ở Châu Á thường phân bố ở dọc ven biển hay dọc các con sông lớn.
Bài trước: Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa - trang 10 SGK Địa Lí 7 Bài tiếp: Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm - trang 15 SGK Địa Lí 7