Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Địa Lí 7 > Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa - trang 10 SGK Địa Lí 7

Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa - trang 10 SGK Địa Lí 7

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 3

Câu hỏi trang 10 sgk Địa Lí 7: - Quan sát hai hình ảnh dưới đây và dựa vào sự hiểu biết của mình, cho biết mật độ dân số, nhà cửa, đường sá ở nông thôn và thành thị có gì khác nhau?

Bài giải:

- Hình 3.1: nhà cửa nằm giữa đồng ruộng, phân tán, dân số thưa thớt, đường xá nhỏ hẹp, ít phương tiện giao thông.

- Hình 3.2: nhà cửa tập trung san sát thành phố sá, nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, dân cư đông đúc.

Câu hỏi trang 11 sgk Địa Lí 7: Đọc hình 3.3, cho biết:

- Châu lục nào có nhiều đô thị từ 8 triệu dân số trở lên nhất?

- Tên của các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu trở lên?

Bài giải:

- Châu lục có nhiều đô thị từ 8 triệu dân số trở lên nhất: Châu Á

- Các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu trở lên: Bắc Kinh, Thiên Tân, Xơ – un, Tô – ki – ô, Ô – xa – ca – Cô – bê, Thượng Hải, Ma – ni – la, Gia – các – ta, Niu Đê – li, Côn – ca – ta, Mum – bai, Ka – ra – si.

Bài 1 trang 12 sgk Địa Lí 7

Câu hỏi: Nêu những sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn.

Bài giải:

* Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn là:

- Quần cư nông thôn:

+ Mật độ dân số thấp.

+ Nhà cửa quây quần thành thôn, xóm, làng bản, …

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp.

- Quần cư đô thị:

+ Mật độ dân số cao

+ Nhà cửa quây quần thành phố xá

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

Bài 2 trang 12 sgk Địa Lí 7

Câu hỏi: Dựa vào bảng thống kê dưới đây, cho nhận xét về sự thay đổi số dân và thay đổi ngôi thứ của 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới từ năm 1950 đến năm 2000. Các siêu đô thị này chủ yếu thuộc châu lục nào?

Đáp án:

- Theo sự thay đổi số dân: Số dân của siêu đô thị đông nhất: tăng dần từ 12 triệu người (năm 1950) lên 20 triệu người (năm 1975) và đạt đến 27 triệu người (năm 2000).

- Theo ngôi thứ:

+ Niu I-ooc: từ thứ nhất năm 1950 và năm 1975 xuống thứ ba năm 2000

+ Luân Đôn: từ thứ hai năm 1950 xuống thứ bảy năm 1975. Ra ngoài danh sách 10 đô thị năm 2000.

+ Tô-ki-ô: không có tên trong danh sách 10 đô thị năm 1950, lên thứ hai năm 1975 và thứ nhất năm 2000.

+ Thượng Hải: không có tên trong danh sách siêu đô thị năm 1950, lên thứ ba năm 1975 và xuống thứ sáu năm 2000.

+ Mê-hi-cô Xi-ti: không có tên trong danh sách đô thị năm 1950, lên thứ tư năm 1975 và giữ nguyên vị trí thứ tư năm 2000.

+ Lốt An-giơ-lét: không có tên trong danh sách đô thị năm 1950, lên thứ năm năm 1975 và tụt xuống thứ 7 năm 2000.

+ Xao Pao-lô: không có tên trong danh sách đô thị năm 1950, lên thứ sáu năm 1975 và thứ ba năm 2000.

+ Bắc Kinh: không có tên trong danh sách đô thị năm 1950, lên thứ tám năm 1975 và giữ nguyên vị trí thứ tám năm 2000.

+ Bu-ê-nôt Ai-ret: không có tên trong danh sách đô thị năm 1950, lên thứ chín năm 1975 và ra ngoài danh sách 10 đô thị năm 2000.

+ Pa-ri: không có tên trong danh sách đô thị năm 1950, lên thứ mười năm 1975 và ra ngoài danh sách đô thị năm 2000.

+ Mum-bai: không có tên trong danh sách đô thị năm 1950 và năm 1975, lên vị trí thứ năm năm 2000.

+ Côn-ca-ta: không có tên trong danh sách đô thị năm 1950 và năm 1975, lên vị trí thứ chín năm 2000.

+ Xê-un: không có tên trong danh sách đô thị năm 1950 và năm 1975, lên vị trí thứ 10 năm 2000.

- Theo châu lục:

+ Năm 1950: có 1 ở Bắc Mĩ, 1 ở châu Âu.

+ Năm 1975: có 3 ở Bắc Mĩ, 2 ở châu Âu, 3 ở châu Á, 2 ở Nam Mĩ.

+ Năm 2000: có 3 ở Bắc Mĩ, châu Âu không có, 6 ở châu Á, 1 ở Nam Mĩ