Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Địa Lí 7 (ngắn nhất) > Địa Lí 7 Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng - trang 26

Địa Lí 7 Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng - trang 26

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 8 trang 26: Qua các hình ảnh dưới đây, nêu một số biểu hiện cho thấy sự lạc hậu của hình thức sản xuất nương rẫy.

Giải đáp:

* Sự lạc hậu của hình thức sản xuất nương rẫy:

- Rừng hoặc xa van bị đốt để làm nương rẫy, đất đai bị khai thác triệt để, sau vài ba vụ đất bạc màu, người ta lại đốt rừng làm nương rẫy mới.

- Hình thức canh tác: sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón nên năng suất thấp

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 8 trang 26: Quan sát hình 8.4, nêu một số điều kiện về nhiệt độ và lượng mưa để tiến hành thâm canh lúa nước.

Giải đáp:

* Một số điều kiện về nhiệt độ và lượng mưa để tiến hành thâm canh lúa nước như sau:

- Lúa nước thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt cao, lượng mưa lớn.

- Nhiệt độ tháng lạnh nhất trên 0oC

- Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm.

Bài 1 trang 28 Địa Lí 7: Hãy nêu sự khác nhau của các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng.

Giải đáp:

* Sự khác nhau của các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng.

- Làm nương rẫy:

+ Rừng hay xavan bị đốt làm nương rẫy.

+ Sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón, năng suất thấp, làm đất bạc màu.

- Làm ruộng, thâm canh lúa nước:

+ Ở những nơi có nguồn lao động dồi dào và chủ động tưới tiêu, người ta làm ruộng, thâm canh lúa nước.

+ Thâm canh lúa cho phép tăng vụ, tăng năng suất, nhờ đó mà sản lượng cũng tăng lên.

- Sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn (trang trại, đồn điền):

+ Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi chuyên môn hóa theo quy mô lớn xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

+ Tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa lớn và có giá trị cao, nhưng phải bám sát nhu cầu của thị trường

Bài 2 trang 28 Địa Lí 7: Sắp xếp những dữ liệu cho dưới đây và vẽ vào vở sơ đồ thâm canh lúa nước.

Giải đáp:

Bài 2 trang 28 Địa Lí 7 ảnh 1

Bài 3 trang 29 Địa Lí 7: Quan sát các hình 8.6 và 8.7, cho biết: Làm ruộng bậc thang và canh tác theo đường đồng mức ở vùng đồi núi có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường?

Giải đáp:

* Ý nghĩa của việc làm ruộng bậc thang và canh tác theo đường đồng mức ở vùng đồi núi đối với môi trường:

- Ở Châu Á, ruộng bậc thang trồng lúa nước trong vùng đồi núi không cây cối.

- Ở Nam Mĩ, sườn đồi được khai phá thành đồng ruộng trồng trọt theo đường đồng mức, cây cối vẫn mọc xanh tốt quanh năm.

Đây là cách khai phá đất rừng để trồng trọt một cách khoa học mà vẫn bảo vệ môi trường, là cách biến vùng đồi núi trơ trụi thành ruộng lúa nước, là cách bảo vệ đất trồng ở vùng đồi núi.