Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Địa Lí 7 (ngắn nhất) > Địa Lí 7 Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới - trang 7

Địa Lí 7 Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới - trang 7

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 2 trang 7: Quan sát hình 2.1, cho biết:

- Những khu vực tâp trung đông dân.

- Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất.

Giải đáp:

- Những khu vực tâp trung đông dân là: Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Bra-xin, Tây và Trung Âu, Tây Phi, Trung Đông, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á.

- Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là: Đông Á và Nam Á

Bài 1 trang 9 Địa Lí 7: Dân số trên thế giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực nào? Tại sao?

Giải đáp:

- Dân cư thế giới thường phân bố ở những khu vực:

+ Đồng bằng các con sông lớn: Sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hắng, sông Mê Kong, sông Nin.

+ Những vùng có nền kinh tế phát triển: Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Bra-xin, Tây và Trung Âu.

- Nguyên nhân: Dân cư thế giới thường phân bố những nơi có điều kiên sinh sống tốt và giao thông thuận tiện.

Bài 2 trang 9 Địa Lí 7: Mật độ dân số là gì? Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nên nhận xét.
Tên nước Diện tích (triệu km2) Dân số (triệu người)
Việt Nam 329314 78,7
Trung Quốc 9597000 1273,3
In-đô-nê-xi-a 19190000 206,1

Giải đáp:

- Mật dô dân số là số dân trung bình sinh sống trên 1 đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị: người/km2).

Công thức:

Tổng dân số/ tổng diện tích (đơn vị: người/km2).

- Mật độ dân số của các nước:

Tên nước Mật độ dân số (người/km2)
Việt Nam 238
Trung Quốc 133
In-đô-nê-xi-a 107

Như vậy Việt Nam có mật độ dân số cao nhất và In-đô-nê-xi-a có mật độ dân số thấp nhất trong 3 quốc gia trên.

Bài 3 trang 9 Địa Lí 7: Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư thế giới ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?

Giải đáp:

- Căn cứ vào hình dáng bên ngoài cơ thể mà người ta chia dân cư thế giới ra thành các chủng tộc: Màu da, tóc, mắt, mũi, chiều cao, …

- Các chủng tộc này phân bố:

+ Môn-gô-lô-it: Châu Á

+ Nê-gro-ít: Châu Phi

+ Ơ-rô-pê-ô-ít: châu Âu.