Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Địa Lí 7 (ngắn nhất) > Địa Lí 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ - trang 126

Địa Lí 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ - trang 126

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 41 trang 126: Quan sát hình 41.1, cho biết Trung và Nam Mĩ giáp biển và đại dương nào?

Giải đáp:

Trung Mĩ và Nam Mĩ giáp với biển và đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Biển Ca-ri-bê.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 41 trang 127: Quan sát hình 41.1 và các kiến thức đã học, cho biết:

+ Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?

+ Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì, thổi theo hướng nào?

Giải đáp:

+ Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ang-ti nằm trong môi trường nhiệt đới.

+ Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió Tín phong, thổi theo hướng đông nam.

Bài 1 trang 127 Địa Lí 7: Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Giải đáp:

Đặc điểm của địa hình Nam Mĩ được chia thành 3 khu vực:

+ Dãy núi trẻ An-dét chạy dọc ở phía tây. Địa hình phức tạp, cao đồ sộ, cao trung bình 3000-5000m. Giữa các dãy núi có thung lũng và cao nguyên rộng.

+ Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn: đồng bằng Ô-ri-nô-cô, Đồng bằng A-mma-dôn, đồng bằng Pam-pa, đồng bằng Pa-pla-ta, địa hình cao về phía tây.

+ Phí đông là các sơn nguyên: sơn nguyên Guy-an, sơn nguyên Bra-xin.

Bài 2 trang 127 Địa Lí 7: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

Giải đáp:

* So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ:

Giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, ở giữa là đồng bằng và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

Khác nhau:

Bắc Mĩ Nam Mĩ
- Phía đông là núi già và sơn nguyên

- Ở phía Tây dãy Cooc-đi-e chiếm một nửa lục địa Bắc Mĩ.

- Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

- Phía đông là các cao nguyên

-Hệ thống An-det chỉ chiếm 1 phần nhỏ diện tích Nam Mĩ

- Các đồng bằng có độ cao tương đối bằng nhau.