Địa Lí 7 Bài 40: Thực hành- Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 40 trang 125: - Quan sát trên hình 37.1,39.1 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết:
- Tên một số đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì.
- Tên các ngành công nghiệp chính ở đây.
- Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút?
Giải đáp:
- Tên một số đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì: Niu I-ooc, Oa-sinh-tơn, Đi-tơ-roi, Si-ca-gô, …
- Tên các ngành công nghiệp chính ở đây: Cơ khí, luyên kim, hóa chất, dệt, đóng tàu, …
- Các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút là bởi: ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng chung trên thế giới, bị cạnh tranh trên thi trường quốc tế, chậm đổi mới kĩ thuật….
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 40 trang 125: - Quan sát trên hình 40.1 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết:
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì.
- Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì?
- Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi gì?
Giải đáp:
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì: Từ vùng Đông Bắc xuống vành đai công nghiệp mới ở phía Tây và phía Nam của Hoa Kì “vành đai mặt trời”.
- Sở dĩ có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì là vì:
+ Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm công nghiệp, nghiên cứu khoa học kỹ thuật…, tạo điều kiện cho sự ra đời của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời”.
+ Sự phát triển nhanh chóng của vành đai công nghiệp Mặt Trời đã thu hút vốn và lao động trên toàn lãnh thổ Hoa Kì, đặc biệt là từ vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì.
- Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi:
+ Phía nam Hoa Kì giao thông thuận lợi, nguồn nguyên liệu dồi dào
+ Gần với Mê-hi- cô: tận dung được nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn nhân công rẻ.
+ Ven Thái Bình Dương, vịnh Mê-hi-cô: thuận lợi cho giao thông trao đổi hàng hóa với các nước châu Á, Nam Mĩ, ….
Bài trước: Địa Lí 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) - trang 122 Bài tiếp: Địa Lí 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ - trang 126