Địa Lí 7 Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi - trang 77
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 24 trang 77: Quan sát các ảnh dưới đây kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, kể tên một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi
Giải đáp:
Một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi như: chăn nuôi gia súc, trồng trọt, dệt vải, dệt len, làm đồ mĩ nghệ, …
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 24 trang 78: Tại sao phát triển giao thông vận tải và điện lực là là những việc cần làm trước để biến đổi bộ mặt của các vùng núi?Giải đáp:
Phát triển giao thông vận tải và điện lực là là những việc cần làm trước để biến đổi bộ mặt của các vùng núi bởi:
+ Phát triển giao thông để thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, giảm bớt sự cách trở do địa hình.
+ Phát triển điện lực đã cung cấp năng lượng đẩy mạnh phát triển công nghiệp khai thác, hình thành các khu dân cư mới.
Bài 1 trang 78 Địa Lí 7: Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi. Tại sao các hoạt động kinh tế này lại đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương, các châu lục?Giải đáp:
Một số hoạt động kinh tế cổ truyền ơ vùng núi: chăn nuôi gia súc, trồng trọt, dệt len, dệt vải, làm đồ mĩ nghệ, …
Các hoạt động kinh tế này lại đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương, các châu lục bởi chúng phụ thuộc vào bản sắc và phong tục của mỗi dân tộc, phụ thuộc vào điều kiện phát triển.
Bài 2 trang 78 Địa Lí 7: Sự phát triển kinh tế của vùng núi đã đặt ra vấn đề gì về môi trường?Giải đáp:
Sự phát triển kinh tế của vùng núi đã đặt ra vấn đề về môi trường đó là:
+ Diện tích rừng bị thu hẹp.
+ Chất thải từ các mỏ khai thác khoáng sản
+ Phát triển du lịch là tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên
+ Nhiều ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc dân tộc có nguy cơ mai một.
Bài trước: Địa Lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi - trang 75 Bài tiếp: Địa Lí 7 Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng - trang 79