Công nghệ 7 VNEN Bài 9: Giới thiệu chung về ngư nghiệp - trang 57
Câu hỏi trang 57 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Hoạt động ngư nghiệp cho ta những sản phẩm nào? Những sản phẩm này được sử dụng để làm gì?
Hướng dẫn giải:
- Hoạt động ngư nghiệp cho ta những sản phẩm độc đáo như: cá, tôm, mực, nước mắm, các loại mắm, dầu cá,...
Câu hỏi trang 57: Ngư nghiệp có vai trò, lợi ích như thế nào đối với con người và xã hội?
Hướng dẫn giải:
- Ngư nghiệp có vai trò, lợi ích quan trọng đối với con người và xã hội là:
+ Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe con người.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao.
+ Tạo công ăn, việc làm cho người lao động.
B. Hoạt động hình thành kiến thứcCâu 1 trang 57 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Vai trò của ngư nghiệp
Câu hỏi trang 58: Ngư nghiệp có vai trò như thế nào đối với con người và nền kinh tế?
Hướng dẫn giải:
- Đối với con người và nền kinh tế, ngư nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể như sau:
+ Ngư nghiệp cung cấp các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất đạm dễ tiêu, chất khoáng, ít chất béo, có lợi cho sức khỏe con người.
+ Ngư nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.
+ Cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.
+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản
+ Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
Câu hỏi trang 58: Sắp xếp những bức ảnh A, B, C, D, E, G ở hình 9.1 vào các hoạt động chủ yếu trong ngư nghiệp cho phù hợp:
Các hoạt động chủ yếu trong ngư nghiệp | Gồm các bức ảnh |
---|---|
Nuôi thủy sản | |
Đánh bắt, khai thác thủy sản | |
Chế biến, bảo quản thủy sản | |
Xuất khẩu thủy sản |
Hướng dẫn giải:
Ta có bảng sắp xếp như sau:
Các hoạt động chủ yếu trong ngư nghiệp | Gồm các bức ảnh |
---|---|
Nuôi thủy sản | Hình G |
Đánh bắt, khai thác thủy sản | Hình B |
Chế biến, bảo quản thủy sản | Hình A, Hình D, Hình E |
Xuất khẩu thủy sản | Hình E |
Câu hỏi trang 59: Phát triển ngư nghiệp đem lại những lợi ích gì cho đất nước và người lao động? Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng:
A. Khai thác triệt để các nguồn lợi thủy, hải sản
B. Làm tăng nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe
C. Cải thiện đời sống kinh tế của người nông dân và ngư dân.
D. Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
E. Tạo được nhiều việc làm cho người lao động
Hướng dẫn giải:
C. Cải thiện đời sống kinh tế của người nông dân và ngư dân.
D. Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
E. Tạo được nhiều việc làm cho người lao động.
Câu 2 trang 59 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Vài nét về ngư nghiệp và triển vọng của ngư nghiệp ở nước ta
Câu hỏi trang 59: Nước ta có những lợi thế gì để phát triển ngư nghiệp?
Hướng dẫn giải:
- Những lợi thế để phát triển ngư nghiệp ở nước ta là:
+ Có đường bờ biển rất dài (3260km)
+ Có nhiều ao, hồ, sông suối, ruộng nước, kênh rạch,... để nuôi trồng thủy sản.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản...
Câu hỏi trang 59: Nêu những hiểu biết của em về động vật thủy sản được xuất khẩu nhiều ở nước ta?
Hướng dẫn giải:
- Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản ở nước ta đang tiếp tục tăng trưởng khá. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thủy sản đông lạnh... Trong đó:
+ Tôm là sản phẩm xuất khẩu chu đạo như: tôm hùm, tôm sú đen, tôm sú trắng,.. chiếm 47,7% tổng giá trị xuất khẩu hàng thủy sản, chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu tôm trên toàn thế giới.
+ Xuất khẩu cá đứng thứ 2 trong các sản phẩm xuất khẩu ở nước ta. Chiếm 22,8% tổng giá trị hàng xuất khẩu thủy sản trong đó chủ yếu là cá tra và cá basa.
+ Các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc chiếm 6,7% trong kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Câu hỏi trang 59: Địa phương em có lợi thế nào để phát triển ngư nghiệp không? Nếu có hãy chia sẻ với bạn những lợi thế đó?
Hướng dẫn giải:
- Những lợi thế ở địa phương em để phát triển ngư nghiệp là:
+ Có nhiều sông, ngòi, ao, hồ
+ Người dân chịu thương, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm
=> Chính vì thế, hiện nay, địa phương em đang phát triển và mở rộng quy mô nuôi cá, tôm...
Câu 3 trang 59 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động nuôi thủy sản
Câu hỏi trang 60: Các đặc điểm chủ yếu của nuôi trồng thủy sản có gì giống và khác so với các đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi?
Hướng dẫn giải:
* Các đặc điểm chủ yếu của nuôi trồng thủy sản giống và khác so với các đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi là:
- Giống nhau:
+ Đều sử dụng thức ăn có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo.
+ Đều phụ thuộc vào môi trường tự nhiên.
- Khác nhau:
Tiêu chí | Chăn nuôi | Thủy sản |
---|---|---|
Môi trường sống | Trên cạn (chuồng, trại) | Dưới nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ) |
Đối tượng | trâu, bò, lợn, gà, dê, cừu, thỏ,... | cá, tôm, cua, lươn, ốc, ba ba,... |
Dịch bệnh | Có thể kiểm soát được dịch bệnh và chữa trị | Không thể chữa được khi có dịch bệnh dẫn đến gây chết hàng loạt |
Câu hỏi trang 60: Muốn nuôi thủy sản đạt kết quả, cần phải làm thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Để nuôi thủy sản đạt kết quả, cần phải:
+ Tìm hiểu, chọn đúng loại giống nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
+ Làm sạch nguồn nước trước khi thả con giống
+ Cho ăn đúng kĩ thuật và đủ liều lượng, nguồn thức ăn đảm bảo.
+ Thường xuyên kiểm tra màu nước để kịp thời xử lí khi nước có hiện tượng bất thường.
+ Chú ý phòng ngừa dịch bệnh, chăm sóc giống nuôi cẩn thận.
Câu 4 trang 60 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Một số hình thức nuôi thủy sản chủ yếu
Câu hỏi trang 60: Hình thức nuôi thủy sản nào là phổ biến nhất ở nước ta?
Hướng dẫn giải:
- Hình thức nuôi thủy sản phổ biến nhất ở nước ta là: Nuôi trong lồng, bè ở các mặt nước lớn.
Câu hỏi trang 60: Ở địa phương em thường nuôi loại thủy sản nào? Nuôi theo hình thức nào?
Hướng dẫn giải:
- Ở địa phương em thường nuôi cá.
- Hình thức nuôi cá chủ yếu là nuôi trong các vực nước tĩnh.
Câu hỏi trang 60: Ghi vào chỗ trống (... ) dưới mỗi hình ảnh trong hình 9.2 tên hình thức nuôi thủy sản cho phù hợp.
Hướng dẫn giải:
Câu 1 trang 61 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Em hãy đánh dấu X vào các ô Nên hoặc Không nên cho phù hợp với câu hỏi sau:
Làm thế nào để phát huy tiềm năng ngư nghiệp của nước ta?
STT | Biện pháp | Nên | Không nên |
---|---|---|---|
1 | Giảm bớt diện tích đất trồng trọt để chuyển sang nuôi trồng thủy sản | ||
2 | Nuôi nhiều giống thủy sản có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta | ||
3 | Tập trung khai thác các nguồn lợi thủy, hải sản tự nhiên, giảm bớt diện tích nuôi thủy sản | ||
4 | Tận dụng, cải tạo các vực nước để nuôi thủy sản | ||
5 | Kết hợp nuôi trồng, khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản | ||
6 | Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh cho thủy sản | ||
7 | Thực hiện nghiêm túc các kĩ thuật nuôi trồng thủy sản an toàn kết hợp với bảo vệ môi trường | ||
8 | Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật nuôi trồng thủy sản cho người lao động | ||
9 | Đầu tư các trang thiết bị kĩ thuật, máy móc hiện đại cho ngư nghiệp | ||
10 | Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản | ||
11 | Phát triển khâu bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị của sản phẩm. |
Hướng dẫn giải:
STT | Biện pháp | Nên | Không nên |
---|---|---|---|
1 | Giảm bớt diện tích đất trồng trọt để chuyển sang nuôi trồng thủy sản | X | |
2 | Nuôi nhiều giống thủy sản có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta | X | |
3 | Tập trung khai thác các nguồn lợi thủy, hải sản tự nhiên, giảm bớt diện tích nuôi thủy sản | X | |
4 | Tận dụng, cải tạo các vực nước để nuôi thủy sản | X | |
5 | Kết hợp nuôi trồng, khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản | X | |
6 | Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh cho thủy sản | X | |
7 | Thực hiện nghiêm túc các kĩ thuật nuôi trồng thủy sản an toàn kết hợp với bảo vệ môi trường | X | |
8 | Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật nuôi trồng thủy sản cho người lao động | X | |
9 | Đầu tư các trang thiết bị kĩ thuật, máy móc hiện đại cho ngư nghiệp | X | |
10 | Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản | X | |
11 | Phát triển khâu bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị của sản phẩm. | X |
Câu 2 trang 61: Trong những năm vừa qua, nghề nuôi tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khá phát triển. Thấy nuôi tôm có lợi, nhiều người đã phá rừng ngập mặn ven biển để làm đầm nuôi tôm. Theo em, cách làm như thế là đúng hay không đúng? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Theo em, cách làm như thế là không đúng, bởi vì: Rừng ngập mặn có vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống con người cũng như môi trường:
+ Rừng có vai trò bảo vệ, chống lại thiên tai. Thân, cành và rễ của rừng ngập mặn đóng vai trò là rào cản giúp giảm ảnh hưởng của ngập lụt, sóng, gió mạnh. Nhờ vậy mà bảo vệ con người, nhà cửa, đồng ruộng khỏi thiên tai bão lũ, sóng triều.
+ Rừng còn cung cấp sinh kế cho con người
+ Rừng giúp giảm xói mòn, lở đất và bảo vệ đất. Rừng ngập mặn có hệ thống nhiều thân, cành, rễ giúp bảo vệ đất đai, bờ biển không bị ảnh hưởng của sóng và xói lở. Những bờ biển, bờ sông không có rừng ngập mặn thường bị xói lở rất mạnh mẽ. Rừng ngập mặn còn giúp lấn biển tăng diện tích đất thông qua việc giữ lại và kết dính vật liệu phù sa từ biển mang ra.
+ Giảm tác động của biến đổi khí hậu.
+ Giảm ô nhiễm: Rừng ngập mặn loại bỏ các ô nhiễm, trầm tích, phú dưỡng ra khỏi kênh rạch, sống ngòi, đại dương.
+ Cung cấp thức ăn và môi trường sống động vật.
Câu 3 trang 61: Trong quá trình nuôi thủy sản, nhiều người đã đầu tư vào con giống, thức ăn và nuôi dưỡng, chăm sóc để nâng cao năng suất. Cách nuôi này được gọi chung là thâm canh. Một số người khác thì mở rộng diện tích nuôi thủy sản để thu được nhiều thủy sản để thu được nhiều sản phẩm, không cần đầu tư thức ăn và chăm sóc. Cách nuôi này được gọi chung là quảng canh. Ở địa phương em, người dân thường nuôi thủy sản theo cách thâm canh hay quảng canh? Theo em nuôi thủy sản theo cách nào thì có lợi hơn? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Ở đia phương em, người dân thường nuôi thủy sản theo cách thâm canh.
- Theo em, nuôi thủy sản theo cách thâm canh có lợi hơn vì:
+ Nuôi thủy sản theo cách thâm canh thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, đồng thời khối lượng từng sản phẩm sẽ cao hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường như vậy sẽ được giá hơn.
+ Nuôi thủy sản theo cách quảng canh tuy được nhiều sản phẩm hơn, tuy nhiên chất lượng sản phẩm không cao cho nên khi bán sẽ không được giá; đồng thời nhiều nguy cơ sẽ bị bệnh vì môi trường không đảm bảo.
D. Hoạt động vận dụngCâu 1 trang 62 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu về ngư nghiệp
Hướng dẫn giải:
Một số hình ảnh về ngư nghiệp như sau:
Câu 2 trang 62: Tìm hiểu một số nghề trong ngư nghiệp để biết được yêu cầu của nghề, triển vọng của nghề.
Hướng dẫn giải:
* Nghề cá:
- Yêu cầu của nghề cá đối với người lao động:
+ Có sức khỏe tốt, dẻo dai, chịu đựng được những thay đổi của khí hậu, thời tiết, sóng gió, làm việc được lâu dưới nước.
+ Yêu thích nghề nuôi cá, mong muốn tạo ra được những giống cá tốt.
+ Có tính kiên trì, cần cù, chịu khó, cẩn thận.
+ Có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, lựa chọn.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộngCâu hỏi trang 62 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Đọc sách, báo hoặc tra cứu trên mạng internet để tìm hiêu thêm về ngư nghiệp ở nước ta và các nước trên thế giới.
Hướng dẫn giải:
Ngư nghiệp là ngành kinh tế và là một lĩnh vực sản xuất có chức năng và nhiệm vụ nuôi trồng, khai thác các loài thuỷ sản, chủ yếu là cá ở các ao hồ, đầm, ruộng nước, sông ngòi, trong nội địa và ở biển. Nói chung, ngư nghiệp là một thực thể tham gia trong việc nâng cao hoặc thu hoạch cá, được xác định bởi một số cơ quan phải là nghề cá, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy, hải sả.
Theo ước tính trên thế giới, có khoảng 500 triệu người ở các quốc gia sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. Trong đó, châu Á đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đánh bắt, nuôi, trồng thủy, hải sản, cung cấp khoảng 90% sản phẩm thủy, hải sản cho nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới.
Về quá trinh hình thành ngành ngư nghiệp ở nước ta:
Ngành ngư nghiệp nước ta ra đời từ rất sớm, nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu, thủ công. Hoạt động nghề cá chỉ được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp.
Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đánh dấu. một cách nhìn nhận mới đối với nghề cá. Từ đó, ngành Thuỷ sản đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước. Quá trình phát triển có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1954 - 1960: kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật. Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Trong thời kỳ này, với sự giúp đỡ của các nước XHCN, các tổ chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long được hình thành. Đặc biệt, phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá.
+ Giai đoạn 1960 - 1980: ngành Thuỷ sản có những giai đoạn phát triển khác nhau gắn với diễn biến của lịch sử đất nước.
• Những năm 1960 - 1975, đánh dấu bằng việc thành lập Tổng cục Thủy sản năm 1960. Đây là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như một chỉnh thể ngành kinh tế-kỹ thuật của đất nước. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đất nước có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thuỷ sản “vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển có công sức lớn của ngư dân.
• Những năm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang giai đoạn phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng việc thành lập Bộ Hải sản năm 1976. Thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước, đem lại tác dụng rất lớn.
+ Giai đoạn 1981 đến nay: Năm 1981, Bộ Hải sản được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản, ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vững nhịp độ tăng trưởng.
Sự tăng trưởng ổn định của ngành Thủy sản trong giai đoạn này đã giữ vững vị thế của Việt Nam là một cường quốc thủy sản trên thế giới, đứng thứ 12 về sản lượng khai thác thủy sản, thứ 7 về giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2007 và thứ 3 về nuôi các loài thủy sản.
Bài trước: Công nghệ 7 VNEN Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng - trang 50 Bài tiếp: Công nghệ 7 VNEN Bài 10: Nuôi thủy sản - trang 62