Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Công nghệ 7 VNEN > Công nghệ 7 VNEN Bài 7: Trồng và chăm sóc rừng - trang 44

Công nghệ 7 VNEN Bài 7: Trồng và chăm sóc rừng - trang 44

A. Hoạt động khởi động

Câu 1 trang 44 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Em đã trồng những loại cây gì ở nhà trường/ địa phương/ gia đình? Cho biết thời gian nào? Mục đích trồng cây để làm gì?

Hướng dẫn giải:

- Em đã trồng được cây hồng và cây xoài ở nhà.

- Thời gian trồng: cây hồng vào tháng 9, cây xoài vào tháng 5.

- Mục đích trồng để làm đẹp khuôn viên nhà, cung cấp bóng mát và quả.

Câu 2 trang 44: Khi trồng, em đã thực hiện những công việc gì?

Hướng dẫn giải:

- Khi trồng em đã làm những công việc:

+ Chọn mua giống cây.

+ Chọn vị trí trồng phù hợp với từng cây.

+ Đào đất và trồng cây.

+ Tưới nước và bón phân cho cây.

Câu 3 trang 45: Theo em, khi trồng cây rừng, chúng ta cần phải làm những gì?

Hướng dẫn giải:

- Theo em, khi trồng cây rừng, chúng ta cần phải làm những việc sau:

+ Chọn địa điểm trồng, làm sạch cỏ.

+ Phân chia mật độ cây trồng cho phù hợp.

+ Đánh dấu và đào hố.

+ Trộn đất và một ít phân bón vào hố.

+ Xé bỏ túi bâu bên ngoài cây giống.

+ Bỏ cây xuống hố, lấp kín phần gốc, nhấn nhẹ tay để cây đứng vững.

+ Tưới nước và cắm thêm cọc để giữ cây.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 trang 45 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Các phương pháp trồng rừng phổ biến

Câu hỏi trang 45: Có mấy phương pháp trồng rừng phổ biến hiện nay? Đó là những phương pháp nào?

Hướng dẫn giải:

- Hiện nay, có 3 phương pháp trồng rừng phổ biến. Đó là:

+ Trồng rừng bằng cây non có bầu

+ Trồng rừng bằng cây non rễ trần

+ Trồng rừng bằng hạt gieo thẳng.

Câu hỏi trang 45: Các phương pháp trồng rừng có những ưu điểm và nhược điểm gì? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

* Những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp trồng rừng trên là:

- Trồng rừng bằng cây non có bầu:

+ Ưu điểm: cây trồng có đủ bộ phận, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao.

+ Nhược điểm: Tốn kém và mất nhiều thời gian, sức lực

- Trồng rừng bằng cây non rễ trần:

+ Ưu điểm: Cây trồng có đủ bộ phận, sức đề kháng cao, giảm số lần và thời gian chăm sóc, ít tốn kém hơn.

+ Nhược điểm: Chỉ thích hợp với các loại cây có bộ rễ phát triển như tràm, đước, tre, ...

- Trồng rừng bằng hạt gieo thẳng:

+ Ưu điểm: Số cây non mọc nhiều, bộ rễ phát triển hoàn chỉnh, không bị thay đổi môi trường sống.

+ Nhược điểm: Số lần và thời gian chăm sóc nhiều, tốn hạt giống, cây nón bị ảnh hưởng bởi chim, kiến hoặc thời tiết bất lợi.

Câu 2 trang 45 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Thời vụ trồng rừng

Câu hỏi trang 46: Có các kiểu thời tiết sau phù hợp như thế nào với việc trồng cây? Điền các cụm từ "phù hợp nhất, phù hợp, không phù hợp" vào chỗ trống:

+ Thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều: .........................................

+ Thời tiết ấm, ẩm, mưa nhiều: ............................................

+ Thời tiết lạnh, khô: ............................................................

+ Thời tiết nóng khô: ............................................................

+ Thời tiết ấm, ẩm: ...............................................................

Hướng dẫn giải:

+ Thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều: phù hợp

+ Thời tiết ấm, ẩm, mưa nhiều: phù hợp

+ Thời tiết lạnh, khô: không phù hợp

+ Thời tiết nóng khô: không phù hợp

+ Thời tiết ấm, ẩm: phù hợp nhất

Câu hỏi trang 46: Thời vụ nào trồng cây thì hợp ở các miền của nước ta? Vì sao?

Miền Thời vụ trồng Lí do
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam

Hướng dẫn giải:

Miền Thời vụ trồng Lí do
Miền Bắc Mùa xuân Vì ở miền Bắc, mùa xuân độ ẩm không khí cao, thường hay có mưa phùn, thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi, nảy lộc.
Miền Trung Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) Vì mùa mưa là thời điểm thích hợp với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giúp cho cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển
Miền Nam Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) Vì mùa mưa độ ẩm cao, nền nhiệt ấm, rất thích hợp để cây trồng phát triển.

Câu 3 trang 46: Kĩ thuật trồng cây con

Công nghệ 7 VNEN Bài 7: Trồng và chăm sóc rừng ảnh 1

Hướng dẫn giải:

Bước 1 Hình 7.1 Bước 3 Hình 7.2 Bước 5 Hình 7.3 Bước 7 Hình 7.4
Bước 2 Hình 7.5 Bước 4 Hình 7.6 Bước 6 Hình 7.7 Bước 8 Hình 7.8

Câu 4 trang 48: Chăm sóc rừng sau khi trồng

Thảo luận, hoàn thành bảng sau dựa vào đoạn thông tin vừa đọc ở trên:

Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng

Công việc chăm sóc rừng Mục đích
VD: Trồng dặm cây chết Đảm bảo mật độ cây rừng

Hướng dẫn giải:

Công việc chăm sóc rừng Mục đích
VD: Trồng dặm cây chết Đảm bảo mật độ cây rừng
Bón phân định kì Để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây
Làm hàng rào Để bảo vệ rừng trồng khỏi trâu, bò và động vật chăn thả khác phá hoại
Phát quang cây dại và làm cỏ quanh gốc Để tránh sự cạnh tranh về ánh sáng và thức ăn, hạn chế nguy cơ cháy rừng.
C. Hoạt động luyện tập

Thực hành trồng cây

Hoạt động này được các nhóm học sinh thực hiện ngoài trời

1. Chuẩn bị

Lựa chọn địa điểm trồng cây phù hợp

Dụng cụ lao động: cuốc, xẻng, cào đất, kéo hoặc dao, bình tưới nước...

Nguyên liệu: Phân đạm, - lân - kali, trấu, cây non...

2. Thực hành:

Tiến hành trồng cây theo quy trình kĩ thuật đã hướng dẫn

Chụp ảnh, ghi chép kết quả

3. Báo cáo kết quả

Các nhóm viết báo cáo kết quả thực hành, nội dung báo cáo gồm:

Công nghệ 7 VNEN Bài 7: Trồng và chăm sóc rừng ảnh 2

Hướng dẫn giải:

- Tên nhóm: Nhóm 2

- Tên thành viên nhóm:

1. Nguyễn Đức Linh

2. Lê Ngọc Hải

3. Trần Minh Châu

4. Ngô Đức Minh

- Địa điểm thực hành: Vườn cây của trường THCS Chu Mạnh Trinh

- Loại cây trồng: cây xà cừ

- Quy trình thực hiện:

Bước 1: Chọn vị trí trồng cây phượng

Bước 2: Làm sạch cỏ quanh điểm bố trí cây trồng có đường kính 1m, sau đó đào hố có kích thước từ 40 x 40 x 40cm.

Bước 3: Trộn lẫn với đất một ít phân bón hóa học sau đó gạt một phần đất vừa trộn xuống hố.

Bước 4: Xé túi bầu, tránh làm hỏng bầu đất rồi đặt ngay cây giữa trung tâm của hố.

Bước 5: Giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất, cách mặt đất 3 - 4cm, dùng tay ấn chặt vào gốc cây.

Bước 6: Cắm thêm ba cọc để giữ cây cho thẳng rồi tưới nước cho cây để giữ độ ẩm.

- Kết quả: Tổ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng cây trong vườn trường

+ Số lượng cây trồng được: 2 cây

+ Hình ảnh minh họa

Công nghệ 7 VNEN Bài 7: Trồng và chăm sóc rừng ảnh 3
D - E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng

Câu 1 trang 50 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Tìm hiểu tài liệu khác để xây dựng quy trình trồng một số loại cây rừng phổ biến tại địa phương

Hướng dẫn giải:

Quy trình trồng cây keo tai tượng:

+ Bước 1: Lựa chọn địa điểm dọn cỏ, san đất, chuẩn bị đất trồng.

+ Bước 2: Thiết kế mật độ trồng keo kích thước 3m x 2m.

+ Bước 3: Đào hố kích thước 30cm x 30cm x 30cm.

+ Bước 4: Trộn đất với khoảng 50 – 100g phân NPK cho một hố cây và thêm rơm và trấu.

+ Bước 5: Cho một phần đất vừa trộn xuống hố vừa đào.

+ Bước 6: Xé túi bầu, tránh làm hỏng bầu đất.

+ Bước 7: Cho cây vào hố, giữ cho cây thẳng đứng sau đó lấp đất dùng tay ấn chặt vào gốc cây.

+ Bước 8: Tưới nước cho cây, có thể cắm thêm cọc để giữ cây nếu cần thiết.

Câu 2 trang 50: Tìm các tài liệu để viết bài về vai trò của việc trồng cây ở rừng đầu nguồn, rừng ven biển và đô thị

Hướng dẫn giải:

- Rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ.

- Rừng ven biển có vai trò làm giảm cường độ gió, chứn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và các khu dân cư. Ngoài ra, rừng ven biển còn ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ đê và các công trình ven biển, ven sông, duy trì diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái.

- Trồng cây ở đô thị có vai trò điều hòa khí hậu, làm giảm tiếng ồn, chắn gió và tăng chất lượng không khí ở đô thị...

Câu 3 trang 50: Tìm các tài liệu để viết bài về ý nghĩa của việc phát triển rừng đối với nên kinh tế.

Hướng dẫn giải:

Rừng đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi quốc gia. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. ”

+ Cung cấp gỗ giúp con người làm vật liệu xây dựng. Tạo ra nhiên liệu phục vụ cho đời sống con người

+ Tạo nguồn nguyên liệu như gỗ và các loại lâm sản. Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến gỗ, sợi phát triển, giấy, gỗ trụ mô, …

+ Cung cấp nguồn dược liệu quý, nguồn thực phẩm phục vụ đời sống con người: đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi, mộc nhĩ, nấm hương.

+ Cung cấp nguyên liệu, lương thực chế biến thực phẩm. Nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu của đời sống xã hội.

+ Rừng có vai trò tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Giúp phát triển du lịch (xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, …)