Công nghệ 7 VNEN Bài 12: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản - trang 75
A. Hoạt động khởi động
Câu hỏi trang 75 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Người dân thu hoạch các loại hải sản bằng những cách nào?
Hướng dẫn giải:
- Người dân thu hoạch các loại hải sản bằng những cách sau:
+ Kéo lưới, quăng chài
+ Thả câu
+ Đánh bằng bom, mìn
+ Kích điện
+ Dùng chất độc,...
Câu hỏi trang 75: Theo em, cách khai thác hải sản nào là bất hợp pháp? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Theo em, cách khai thác hải sản bất hợp pháp là đánh bắt bằng bom, mìn và sử dụng điện để kích dùng chất độc.
- Bởi vì:
+ Những cách khai thác này gây nguy hiểm cho con người.
+ Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
+ Ảnh hưởng đến các loại hải sản dưới nước.
B. Hoạt động hình thành kiến thứcCâu 1 trang 75 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Nguồn lợi hải sản nước ta
Câu hỏi trang 76: Nguồn lợi hải sản gồm những loại nào? Nguồn lợi hải sản của Việt Nam có đặc điểm như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Nguồn lợi hải sản gồm những loại như: cá biển, động vật thân mềm, động vật giáp xác, da gai, thực vật biển.
- Nguồn lợi hải sản của Việt Nam có đặc điểm là:
+ Đa dạng về thành phần các giống, các loại hải sản.
+ Sống phân tán, ít tập trung.
+ Thành phần loài chủ yếu bao gồm các loài có kích thước nhỏ, tốc độ sinh trưởng và sức sinh sản cao,...
Câu hỏi trang 76: Đặc điểm tự nhiên nước ta có gì thuận lợi cho việc khai thác nguồn lợi hải sản?
Hướng dẫn giải:
- Đặc điểm tự nhiên nước ta có những thuận lợi cho việc khai thác nguồn lợi hải sản là:
+ Nước ta có 3260 km đường bờ biển, ven biển có nhiều đầm lầy, đảo, quần đảo lớn nhỏ
+ Diện tích vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa lớn.
+ Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nên có sự đa dạng rất cao về thành phần các giống, loài hải sản.
Câu 2 trang 76 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Ý nghĩa của việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản
Câu hỏi trang 76: Khai thác nguồn lợi hải sản có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống người dân, đối với sự phát triển kinh tế đất nước và an ninh quốc phòng?
Hướng dẫn giải:
Khai thác nguồn lợi hải sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống người dân, đối với sự phát triển kinh tế đất nước và an ninh quốc phòng. Cụ thể như sau:
- Đối với người dân:
+ Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Cung cấp thực phẩm hàng ngày cho người dân.
- Đối với sự phát triển kinh tế đất nước:
+ Đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, đồng thời các sản phẩm hải sản còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
+ Góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển như: công nghệ chế biến thực phẩm, công nghiệp đánh bắt, khai thác hải sản.
- Đối với an ninh quốc phòng: Giúp ngư dân bám biển, vừa phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Câu hỏi trang 76: Chọn cụm từ điền vào chỗ chấm (... ) cho phù hợp với mỗi bức ảnh sau: Các cụm từ: chế biến hải sản, đánh bắt hải sản, nuôi trồng hải sản, phát triển kinh tế biển, bảo vệ vùng biển, hải sản làm trang sức, xuất khẩu hải sản.
Hướng dẫn giải:
Điền từ thích hợp như sau:
Câu 3 trang 77 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Một số hình thức tổ chức, phương pháp khai thác nguồn lực hải sản
Câu hỏi trang 78: Kể tên các hình thức tổ chức khai thác nguồn lợi hải sản. Nêu đặc điểm của các hình thức khai thác nguồn lợi hải sản.
Hướng dẫn giải:
Hình thức tổ chức khai thác nguồn lợi hải sản | Đặc điểm |
---|---|
Hộ tư nhân | Hình thức tổ chức mang tính đặc thù, có quy mô nhỏ, hoạt động diễn ra trong các vùng nước ven bừ, sở hữu 99% số lượng tàu thuyền trên cả nước. |
Tổ hợp tác | Một nhóm người cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, hợp tác cùng có lợi. Tổ thường có 3 - 10 tàu chuyên đánh cá và có bố trí tàu làm dịch vụ. |
Hợp tác xã khai thác hải sản xa bờ | Được khuyến khích phát triển nhưng số lượng vẫn chưa phát triển. |
Doanh nghiệp nhà nước, các thành phần kinh tế khác | Các đội tàu vừa làm nhiệm vụ đánh bắt hải sản, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ và công ích trên các vùng biển. |
Câu hỏi trang 78: Hiện nay, ở nước ta thường sử dụng các phương pháp khai thác hải sản nào?
Hướng dẫn giải:
- Hiện nay, ở nước ta thường sử dụng các phương pháp khai thác hải sản đó là: bằng lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới đăng, lưới rừng, bẫy, dùng câu, dùng ánh sáng...
Câu hỏi trang 78: Chọn và điền từ/ cụm từ thích hợp trong số các từ/ cụm từ cho sẵn vào dưới mỗi ảnh sau: (lưới kéo, lưới vây, lưới đăng, đánh cá điện, đánh cá bằng mìn, lưới vó mạn tàu)
Hướng dẫn giải:
Điền từ thích hợp như sau:
Câu 4 trang 79 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống của hải sản
Câu hỏi trang 79: Nêu nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường biển?
Hướng dẫn giải:
- Những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường biển là:
+ Tràn dầu ra biển
+ Ô nhiễm từ đất liền: nước thải từ các dòng sông, nước thải sinh hoạt, nước thải du lịch.
+ Rò rỉ chất phóng xạ, tai nạn tàu bè và các hoạt động của tàu bè trên biển.
+ Hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản không đúng quy định gây ô nhiễm.
Câu hỏi trang 79: Môi trường nước bị ô nhiễm gây ra những hậu quả gì cho sinh vật và con người?
Hướng dẫn giải:
- Môi trường nước bị ô nhiễm gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và con người, cụ thể như sau:
+ Phá hủy nơi cư trú của các loài sinh vật biển do suy giảm diện tích san hô, cỏ biển hay rừng ngập mặn.
+ Cạn kiệt ngồn giống tôm, cá gần bờ.
+ Suy giảm trữ lượng hải sản, khiến một số loài trở nên khan hiếm và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Câu hỏi trang 79: Bảo vệ môi trường sống của hải sản nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn giải:
- Mục đích của việc bảo vệ môi trường sống của hải sản đó là:
+ Tạo môi trường biển trong lành, tạo điều kiện cho các loại sinh vật biển phát triển.
+ Tạo nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú, bảo vệ các nguồn giống tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển.
Câu 5 trang 80 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Biện pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản
Câu hỏi trang 80: Để bảo vệ nguồn lợi hải sản cần thực hiện những biện pháp nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Để bảo vệ nguồn lợi hải sản, cần thực hiện những biện pháp sau:
+ Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ vào mùa tôm, cá sinh sản, mở rộng vùng khai thác xa bờ
+ Thả một số loài hải sản quý hiếm vào thủy vực nội địa và vũng, vịnh ven biển để tăng nguồn lợi hải sản và ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài hải sản này.
+ Thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi hải sản
+ Nghiêm cấm đánh bắt hải sản bằng những phương pháp mang tính hủy diệt như thuốc nổ, hóa chất, điện...
+ Bảo vệ môi trường biển, nơi sinh sống của các loài hải sản.
- Cần thực hiện những biện pháp trên vì:
+ Giúp chúng ta hạn chế sự giảm sút về nguồn lợi hải sản.
+ Giúp chúng ta khai thác hợp lí và có hiệu quả nguồn hải sản.
+ Bảo vệ nguồn hải sản của nước ta.
+ nhằm đảm bảo phát triển kinh tế biển một cách bền vững.
C. Hoạt động luyện tậpCâu 1 trang 80 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Chọn các cụm từ sau để điền vào chỗ trống cho phù hợp. Các cụm từ: ô nhiễm môi trường, khai thác, xóa đói giảm nghèo, giảm sút, xã hội, ô nhiễm trâm trọng, đất nước, kinh tế, khu vực sinh sống, giảm đi ngư dân, quá mức.
- Sản lượng..... (1)....... nhiều loại hải sản bị...... (2).... nghiêm trọng
- Môi trường sinh thái biển đang đứng trước nguy cơ bị....... (3).........
- Sự suy giảm hệ sinh thái biển đã có những tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển..... (4)...... của đất nước cũng như nguồn sinh kế của cộng đồng..... (5)........ ven biển.
- Những nguyên nhân chủ yếu hây suy giảm hệ sinh thái biển là do khai thác..... (6)........ , tình trạng..... (7) ngày càng gia tăng, sự tàn phá các....... (8)..... của các loài tăng lên.
- Bảo vệ nguồn lợi hải sản là một trong những vấn đề sống còn của.... (9)....... là nhiệm vụ của tất cả mọi người, gắn liền với cuộc đấu tranh...... (10)..... ở mỗi quốc gia.
Hướng dẫn giải:
Điền từ thích hợp như sau:
- Sản lượng (1) khai thác nhiều loại hải sản bị (2) giảm sút nghiêm trọng
- Môi trường sinh thái biển đang đứng trước nguy cơ bị (3) ô nhiễm trầm trọng
- Sự suy giảm hệ sinh thái biển đã có những tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển (4) kinh tế của đất nước cũng như nguồn sinh kế của cộng đồng (5) ngư dân ven biển.
- Những nguyên nhân chủ yếu hây suy giảm hệ sinh thái biển là do khai thác (6) quá mức, tình trạng (7) ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, sự tàn phá các (8) khu vực sinh sống của các loài tăng lên.
- Bảo vệ nguồn lợi hải sản là một trong những vấn đề sống còn của (9) đất nước là nhiệm vụ của tất cả mọi người, gắn liền với cuộc đấu tranh (10) xóa đói giảm nghèo ở mỗi quốc gia.
Câu 2 trang 81 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Đề xuất và điền vào bảng dưới đây công việc nên làm/ không nên làm trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản:
Việc nên làm | Việc không nên làm |
---|---|
Hướng dẫn giải:
Việc nên làm | Việc không nên làm |
---|---|
- Không xả rác, nước thải ra biển gây ô nhiễm nguồn nước. - Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ vào mùa tôm, cá sinh sản. - Báo ngay cho cơ quan chức năng khi có hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt. - Thả một số loài hải sản quý hiếm vào thủy vực nội địa và vũng, vịnh ven biển để tăng nguồn lợi hải sản và ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài hải sản này. - Tuyên truyền để mọi người cùng nhau đánh bắt xa bờ, bảo vệ nguồn hải sản gần bờ. |
- Xả trực tiếp nước thải ra biển - Dùng mìn, dùng điện để đánh - bắt thủy sản - Đánh bắt cả những con cá con khi chưa đến độ thu hoạch. - Làm ngơ đi qua khi gặp hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt, trái pháp luật. |
Câu 1 trang 81 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Tình huống: Nhà Thanh ở cạnh khu đầm phá ven biển, đầm này có rất nhiều cá. Thỉnh thoảng bạn Thanh thấy có một nhóm người mang chất nổ đến đánh bắt cá. Sau tiếng nổ, cá nổi trắng một khoảng lớn trên mặt đầm
Theo em, bạn Thanh nên làm gì để góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản của đầm?
A. Làm biển cấm đánh bắt cá
B. Báo cáo với cơ quan chức năng, đề xuất biện pháp ngăn chặn
C. Vận động người dân không ăn cá đánh bằng chất nổ
D. Làm ngơ, coi như không biết gì.
Hướng dẫn giải:
Theo em, để góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản của đầm, bạn Thanh nên:
Đáp án: B. Báo cáo với cơ quan chức năng, đề xuất biện pháp ngăn chặn.
Câu hỏi trang 81: Trong trường hợp trên, em sẽ thuyết phục những người đánh bắt cá như thế nào để họ không làm như vậy nữa?
Hướng dẫn giải:
Trong trường hợp trên, em sẽ thuyết phục những người đánh bắt cá không nên sử dụng bom mìn để đánh bắt cá vì:
+ Đây là hành vi nguy hiểm đến con người.
+ Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của vùng nước, khi sử dụng bom, mìn cả những con cá con cũng chết không có giá trị như vậy cần một thời gian dài nữa mới có thể khai thác.
+ Là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt.
Câu 2 trang 81 Công nghệ 7 VNEN tập 1: , Đề xuất những biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi, hải sản ở địa phương em?
Hướng dẫn giải:
- Những biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi hải sản ở địa phương em là:
+ Không sử dụng bom, mìn, điện để đánh bắt cá những khu vực ao, hồ, sông, suối.
+ Xử lý nguồn nước thải sinh hoạt trước khi thải ra sông, hồ, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộngCâu hỏi trang 81 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Hãy tìm thêm thông tin trên sách báo, internet... về đặc điểm, giá trị của các loài hải sản đặc hữu ở các vùng biển Việt Nam. Viết một đoạn thông tin về một loại hải sản mà em thấy thú vị để báo cáo với thầy/cô và các bạn.
Hướng dẫn giải:
Cá ngừ đại dương tại Phú Yên.
Ở Việt Nam, cá ngừ đại dương là tên gọi cho cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng. Cá ngừ có thân hình thoi, dài, hai bên hơi dẹt. Hai vây lưng gần nhau, sau vây lưng thứ hai có 8 - 10 vây phụ. Vây ngực khá dài đặc biệt là ở cá thể còn nhỏ. Vây lưng thứ hai và vây hậu môn không dài như cá Ngừ Vây vàng. Vảy trên thân rất nhỏ. Mắt to và rất bổ dưỡng. Lưng màu xanh sẫm ánh kim loại. Nửa thân dưới và bụng màu trắng nhạt. Vây lưng thứ nhất màu vàng sẫm, vây lưng thứ hai và vây hậu môn màu vàng nhạt. Vây phụ màu vàng tươi có viền đen.
Mắt cá ngừ đại dương được xem là món ăn mang lại cảm giác máu me và rùng rợn do vẻ ghê rợn toát ra từ thực phẩm. Nguyên liệu được xem là đạt chuẩn khi nó được tách khỏi cơ thể cá nhưng vẫn giữ nguyên phần nhãn cầu, bao quanh là một loại chất béo và chỉ vài cơ mắt được phép cắt đứt. Quá trình khai thác mắt cá ngừ công phu thì việc chế biến lại được giảm thiểu và chỉ cần đun sôi một chút nước sạch rồi đưa mắt cá ngừ vào trần qua là có thể thưởng thức. Khi chín, các cơ quanh mắt và phần mỡ được xem là hấp dẫn nhất. Dù rất bổ dưỡng nhưng mắt cá ngừ lại không phù hợp với những người có dạ dày yếu.
Ở Việt Nam, đôi mắt cá ngừ đại dương rất quý, người kém thị lực, hay có các bệnh về mắt, được chuyên nên ăn nhiều mắt cá ngừ đại dương kèm với gan cá ngừ để chữa khỏi các bệnh về mắt, mắt cá ngừ đại dương hầm thuốc bắc là một trong những đặc sản nổi tiếng tại các nhà hàng lớn. Mắt cá ngừ được chế biến thành món mắt cá ngừ (đèn pha, đèn biển) chưng cách thủy. Mắt cá thường to bằng nắm tay hoặc quả trứng gà, được lấy từ con cá ngừ, chế biến, ướp gia vị bảo quản. Khi chế biến, một con mắt cá được ướp cùng với nhiều gia vị như thuốc bắc, sả, ớt, tiêu... sau đó đặt vào một cái thố (om đất) rồi chưng cách thủy hơn nửa giờ, mắt cá đã chín, thấm gia vị thì có thể ăn được. Món này có vị béo ngậy của mắt cá và ngoài thành phần dinh dưỡng bổ cho cơ thể sẽ có một lượng vitamin.
Cá ngừ đại dương được xác định là một trong những sản phẩm khai thác chính của nghề đánh bắt hải sản xa bờ và là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam. Sản phẩm cá ngừ Việt Nam hiện đã có mặt ở hơn 200 thị trường trên thế giới; trong đó, nhà nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đem lại nguồn thu vô cùng to lớn cho người lao động.
Bài trước: Công nghệ 7 VNEN Bài 11: Một số động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu ở nước ta - trang 70 Bài tiếp: Công nghệ 7 VNEN Bài 13: Bảo vệ môi trường và an toàn trong nông nghiệp - trang 82