Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (trang 45 TBĐ Lịch Sử 6)
Bài 1 (trang 45 TBĐ Lịch Sử 6): Dựa vào nội dung trong sách giáo khoa, em hãy đánh dấu x vào ô trống ứng với ý mà em cho là đúng.
Lời giải:
+) Năm 937, Ngô Quyền đã làm gì khi nghe được tin Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức?
X | Đưa quân từ Ái Châu ra Bắc để trị tội Kiều Công Tiễn và chuẩn bị cho kế hoạch chống lại quân xâm lược Nam Hán |
Cầu cứu nhà Nam Hán mang quân sang giúp đỡ để trị tội Kiều Công Tiễn | |
Đưa quân của mình từ Ái Châu ra Bắc và theo về với Kiều Công Tiễn |
+) Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền?
Cho một nhóm quân đánh và dẫn dụ địch vào trận địa mai phục. Sau đó sử dụng nhiều thuyền nhỏ chứa đầy chất dễ cháy áp sát thuyền chiến của địch rồi châm lửa để tiêu diệt chúng | |
Khi chúng vừa tiến vào vùng biển nước ta, quân ta đã tổ chức trận đánh quyết định để tiêu diệt quân giặc. | |
X | Dùng hàng ngàn cây gỗ dài có đầu đẽo nhọn và bịt sắt đóng xuống những nơi hiểm yếu tại cửa sông Bạch Đằng thành 1 trận địa cọc ngầm, sau đó lợi dụng thủy triều để tiêu diệt quân giặc. |
Bài 2 (trang 45 TBĐ Lịch Sử 6):Quan sát lược đồ bên dưới đây sau đó dựa vào nội dung SGK, em hãy:
a. Xác định vị trí của dòng sông Bạch Đằng trên lược đồ bằng cách sử dụng bút chì màu xanh tô đậm thêm dòng chảy của sông.
Lời giải:
b. Đánh dấu x vào ô trống ứng với các ý em mà cho là đúng.
Lời giải:
+) Sông Bạch Đằng có các đặc điểm gì mà Ngô Quyền đã lựa chọn nơi đây để xây dựng trận địa đánh giặc?
Nước sông chảy xiết và có nhiều thác, ghềnh | |
X | 2 bên bờ sông, đặc biệt là phía tả ngạn toàn là hải lưu thấp, rừng rậm, độ dốc không cao, vì vậy chịu ảnh hưởng của thủy triều lên xuống rất nhiều. Mực nước sông lúc thủy triều lên và xuống chênh lệc nhau lên tới 3m. |
Sông Bạch Đằng, đặc biệt là phía cửa sông, có những bãi bồi ngầm nên thuyền chiến của giặc thường dễ bị mắc cạn |
+) Viên tướng nào đã chỉ huy quân Nam Hán tấn công vào xâm lược nước ta năm 938?
Kiều Công Tiễn | |
X | Lưu Hoằng Tháo |
Vua Nam Hán |
c. Tô màu đỏ vào các kí hiệu trên lược đồ chỉ quân ta phục kích, đánh nhử và tấn công; màu xanh vào các kí hiệu chỉ quân địch tấn công và rút chạy.
Lời giải:
d. Trình bày các diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng vào năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy vào chỗ chấm (…) dưới đây.
Lời giải:
- Năm 938, vua Nam Hán đã sai con trai là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta. Vua Nam Hán đã đóng quân tại Hải Môn và sẵn sàng tiếp ứng.
- Đoán trước được quân Nam Hán sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động quân lính lập trận địa cọc ngầm.
- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển của nước ta.
- Ngô Quyền đã cho 1 toán thuyền ra nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng đúng lúc thủy triều đang lên.
- Thủy triều bắt đầu rút, Ngô Quyền đã hạ lệnh dốc toàn bộ lực lượng phản công trở lại. Quân Nam Hán chống chọi không nổi nên phải rút chạy ra biển.
- Thủy triều rút, bãi cọc ngầm nhô lên quân mai phục của ta từ 2 bên bờ đánh ra. Quân Nam Hán hoảng loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn làm vỡ tan.
- Quân ta xông vào đánh giáp lá cà một trận quyết liệt. Quân địch đã phải bỏ thuyền để nhảy xuống sông, phần thì bị giết, phần thì chết đuối. Hoằng Tháo bị giết chết tại trận.
- Vua Nam Hán nghe tin con trai Hoằng Tháo chết vội vàng ra lệnh thu quân về nước.
e. Nêu các công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược đất nước ta lần thứ 2 vào năm 938.
Lời giải:
- Biết huy động sức mạnh của toàn dân để đánh giặc.
- Biết lợi dụng vị trí, điều kiện tự nhiên của sông Bạch Đằng để đưa ra kế hoạch đánh giặc độc đáo, làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta.
Bài trước: Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương (trang 43 TBĐ Lịch Sử 6)