Trang chủ > Lớp 6 > Tập bản đồ Lịch sử 6 > Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) (trang 34 TBĐ Lịch Sử 6)

Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) (trang 34 TBĐ Lịch Sử 6)

Bài 1 (trang 34 TBĐ Lịch Sử 6): Quan sát bảng so sánh những tầng lớp trong xã hội thời kỳ nước Văn Lang – Âu Lạc và thời kỳ nước ta bị đô hộ dưới đây, em hãy:

Lời giải:

a. Cho biết:

Tầng lớp nào trong xã hội đã mất đi?

- Vua, quý tộc.

Tầng lớp nào mới được hình thành trong xã hội?

- Quan lại đô hộ, hào trưởng Việt – địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.

Tại sao xã hội nước ta bắt đầu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI lại có các chuyển biến trên?

- Từ khi những triều đại phương Bắc đến xâm lược và đô hộ nước ta đã thiết lập nên bộ máy cai trị, nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đã bị biến thành 1 quận huyện của Trung Quốc, nhà nước Việt cổ với chế độ lạc tướng đã bị xóa bỏ và nhà nước không còn vua.

- Quan lại, quý tộc bản địa cũng đã được thay thế bởi đội ngũ quan lại đô hộ.

- Quan lại, quý tộc dân Hán lập nghiệp tại nước ta đã bị Việt hóa trở thành địa chủ.

- Tầng lớp hào trưởng địa phương được hình thành từ sự phân hóa xã hội dưới thời Văn Lang – Âu Lạc ngày càng có thế lực và thêm sự uy tín.

- Một bộ phận nông dân chuyên cày ruộng, nộp tô thuế cho bọn quan lại và địa chủ đã trở thành nông dân lệ thuộc.

b. Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với các ý mà em cho là đúng.

Lời giải:

+) Chính quyền đô hộ của những triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện các chính sách văn hóa gì ở nước ta?

XMở ra các trường học dạy chữ Hán ở các quận
Khuyến khích phát triển những luật lệ, phong tục, văn hóa truyền thống của người Việt
XDu nhập Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo, những luật lệ và phong tục của người Hán vào nước ta

+) Các chính sách văn hóa mà các chính quyền đô hộ của những triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện tại nước ta có mục đích gì?

Phát triển nền văn hóa của nước ta
XNô dịch, đồng hóa nhân dân ta
XKìm hãm sự phát triển của nền văn hóa nước ta

Bài 2 (trang 34 TBĐ Lịch Sử 6):Quan sát hình 46 – Lăng Bà Triệu tại núi Tùng (Thanh Hóa) trong SGK và dựa vào nội dung của bài học, em hãy:

a. Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với ý mà em cho là đúng.

Lời giải:

+) Khởi nghĩa Bà Triệu đã nổ ra vào năm nào?

XNăm 248
Năm 284
Năm 428

+) Khởi nghĩa Bà Triệu đã nổ ra ở đâu?

Núi Nưa (Thiệu yên – Thanh Hóa)
Nông Cống (Thanh Hóa)
XPhú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa)

+) Khu vực nào là nơi khởi nghĩa Bà Triệu đã đánh bại chính quyền đô hộ?

Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa)
XKhắp Giao Châu
Quận Cửu Chân

+) Chính quyền đô hộ nào đã bị khởi nghĩa Bà Triệu đánh bại?

Nhà Hán
XNhà Ngô
Nhà Đường

b. Nêu cảm nghĩ của bản thân em về câu nói của Bà Triệu:

Có người khuyên bà nên lấy chồng, bà đã khảng khái đáp: “Tôi muốn được cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ngoài biển khơi, đánh đuổi quân Ngô đoạt lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người! ”

Lời giải:

- Câu nói trên của Bà Triệu thật đầy khí phách, thể hiện bà là một con người có chí khí hơn người.

- Thể hiện tinh thần nước, hoài bão đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.

c. Cho biết nhân dân ta đã xây dựng lăng thờ Bà Triệu tại núi Tùng (Thanh Hóa) với mục đích gì?

Lời giải:

- Nhân dân ta đã xây dựng lăng thời Bà Triệu với mục đích:

+ Tưởng nhớ đến công lao của lao của Bà Triệu.

+ Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với nữ anh hùng dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam.