Trang chủ > Lớp 6 > Tập bản đồ Lịch sử 6 > Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (trang 31 TBĐ Lịch Sử 6)

Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (trang 31 TBĐ Lịch Sử 6)

Bài 1 (trang 31 TBĐ Lịch Sử 6): Dựa vào nội dung của bài học, em hãy khoanh tròn vào chữ in hoa đứng trước ý trả lời đúng.

Lời giải:

+) Trưng Vương đã làm gì sau khi đánh đuổi quân đô hộ và lên ngôi vua:

A. Bắt tay ngay vào việc tích trữ lương thực, mở rộng đường sá để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
A. Bắt tay ngay vào việc tích trữ lương thực, mở rộng đường sá để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
XC. Xây dựng lại chính quyền, đóng đô tại Mê Linh, xá thuế 2 năm liền cho nhân dân và bãi bỏ một số thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ.

Bài 2 (trang 31 TBĐ Lịch Sử 6): Quan sát lược đồ bên dưới đây và dựa vào nội dung trong SGK, em hãy:

a. Điền các địa danh Lãng Bạc, Mê Linh vào chỗ chấm (…) trên lược đồ.

b. Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ hướng tiến quân, rút lui và chặn đánh quân giặc của nghĩa quân Hai Bà Trưng, màu xanh vào hướng tiến quân và đàn áp của quân Hán.

Lời giải:

c. Khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

Lời giải:

+) Thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán:

V
XTừ năm 42 - năm 43
Từ năm 44 - năm 45

+) Lực lượng quân Hán đã tiến vào xâm lược nước ta gồm có bao nhiêu quân?

12 vạn quân
20 vạn quân
X2 vạn quân

+) Những nơi nào đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân xâm lược Hán và nghĩa quân Hai Bà Trưng?

XLãng Bạc, Hợp Phố và Cấm Khê
Cổ Loa, Quỷ Môn Quan và Tạc Khẩu
Vô Biên, Mê Linh và Dư Phong

+) Hai Bà Trưng đã hi sinh anh dũng ở đâu?

Lãng Bạc
Mê Linh
XCấm Khê

d. Trình bày miệng diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán (42-43) dựa theo lược đồ.

Lời giải:

- Tháng 4 năm 42, quân Hán đã tấn công vào Hợp Phố. Quân ta đã anh dũng chống trả sau đó rút lui.

- Mã Viện chiếm được Hợp Phố, chia quân thành 2 đạo thuỷ và bộ tiến vào Giao Chỉ.

+ Đạo quân bộ đã men theo bờ biển qua Quy Môn Quan rồi xuống Lục Đầu.

+ Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố đã vượt biển tiến vào sông Bạch Đằng, sau đó ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, 2 cánh quân thuỷ và bộ đã hợp nhất tại Lãng Bạc.

- Hai Bà Trưng đã tiến quân đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt.

- Quân ta lùi về giữ Mê Linh và Cổ Loa. Mã Viện truy đem quân đuổi ráo riết, quân ta đã phải rút lui về Cấm Khê (thuộc vùng Ba Vì – Hà Nội). Tại đây, quân ta đã ra sức phản công lại địch, giữ từng tấc đất, xóm làng.

- Cuối cùng, tháng 3/43 (ngày 6 tháng 2 âm lịch), Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên mảnh đất Cẩm Khê.

- Sau khi Hai Bà Trưng anh dũng hi sinh, cuộc kháng chiến đã tiếp tục đến tháng 11/43.

Bài 3 (trang 31 TBĐ Lịch Sử 6): Quan sát hình 45 – Đền thờ của Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) trong SGK sau đó dựa vào nội dung bài học, em hãy:

a. Nêu các cảm nghĩ của bản thân về tấm gương chiến đấu, anh dũng hi sinh của Hai Bà Trưng trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Hán (42-43).

Lời giải:

- Đó là tấm gương đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường và không ngại hi sinh của Hai Bà Trưng.

- Mặc dù là phụ nữ nhưng họ đều có tinh thần chiến đấu kiên cường, tài cầm quân của 2 bà không hề thua kém những đấng nam nhi khác.

- Hai Bà Trưng là 2 nữ anh hùng thông minh, tài giỏi xuất chúng của nước ta.

b. Cho biết nhân dân ta đã lập đền thờ Hai Bà Trưng với mục đích gì?

Lời giải:

- Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì nền độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

- Thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất, ý thức độc lập của dân tộc Việt Nam...