Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (tiếp theo) (trang 73 VBT SH 6)
- Quan sát các hình H. 36.2A, H. 36.2B SGK, nhận xét về hình dạng của lá cây khi nằm ở những vị trí khác nhau: chìm trong nước và trên mặt nước. Hãy giải thích.
Trả lời:
- Súng trắng có lá nổi: phiến lá phình to ra => dễ nổi, làm tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Rong đuôi lá chìm dưới nước: phiến lá dài và nhỏ => tránh bị tác động bởi sóng nước.
- Quan sát hình H. 36.3A SGK và tìm sự khác nhau của cuống lá bèo trong 2 hình. Hãy giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?
Trả lời:
- Lá bèo sống ở trên mặt nước: cuống phình to và bóp nhẹ thì thấy mềm, xốp => dễ nổi, thân xốp có chứa nhiều khí O2
- Lá bèo sống ở trên cạn: cuống thon dài và cứng => phiến lá vươn cao để hấp thu nhiều ánh sáng.
2. Những cây sống trên cạn (trang 73 VBT SH 6)
- Vì sao cây mọc ở những nơi đất khô hạn thì rễ phải lan rộng hoặc ăn sâu?
- Vì sao ở các nơi đó lá cây thường có sáp phủ ngoài hoặc có lông?
- Vì sao cây mọc trong thung lũng hay trong rừng rậm thân thường vươn cao, các cành thường tập trung ở ngọn?
Trả lời:
Cây mọc ở những nơi đất khô hạn thì rễ thường phải ăn sâu hoặc lan rộng ra để lấy được nhiều nước.
- Ở các nơi đó, lá cây thường có sáp hoặc lông là vì để hạn chế sự thoát hơi nước.
- Cây mọc ở trong thung lũng hay trong rừng rậm thân thường vươn cao, cành tập trung ở phần ngọn để nhận được nhiều oxi và ánh sáng.
3. Cây sống trong các môi trường đặc biệt (trang 73 VBT SH 6)
Quan sát hình H. 36, H. 36.5 SGK và hãy cho biết:
- Môi trường sống của mỗi loại thực vật được vẽ trong hình:
Trả lời:
1. Sống trên bãi lầy ngập thủy triều
2. Sa mạc
- Hãy cho biết các đặc điểm của một vài loại cây nêu trên có tác dụng gì?
Trả lời:
1. Cây đước có rễ to và văn sâu => giúp cây đứng vững
2. Cây bần có rễ thở => hấp thu khí O2 để cung cấp cho rễ dưới đất
3. Xương rồng: thân mọng nước và lá tiêu biến thành gai => hạn chế hết mức thoát nước.
Ghi nhớ (trang 74 VBT SH 6)
Sống trong những môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài thì cây xanh đã hình thành một vài đặc điểm để thích nghi.
Nhờ có khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố ở khắp nơi trên Trái Đất: trên cạn, vùng nóng, trong nước, vùng lạnh...
Câu hỏi (trang 74 VBT SH 6)
2. (trang 74 VBT SH 6): Nêu một số ví dụ về sự thích nghi của những cây sống ở cạn với môi trường
Trả lời:
- Xương rồng: lá tiêu biến thành gai
- Lá dong: sống dưới tán của loài cây khác
3. (trang 74 VBT SH 6): Những cây sống trong các môi trường đặc biệt có các đặc điểm gì? Nêu ví dụ.
Trả lời:
Sa mạc: Những loại cỏ thấp thường có rễ rất dài
Những bụi gai lá thường rất nhỏ hoặc tiêu biến thành gai
Đầm lầy: cây đước rễ to và ăn sâu.
Bài trước: Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (trang 71 VBT SH 6) Bài tiếp: Bài 37: Tảo (trang 75 VBT SH 6)