Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Sinh học 6 > Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá (trang 39 VBT Sinh học 6)

Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá (trang 39 VBT Sinh học 6)

Em hãy hoàn tất bảng sau đây:

Giải đáp:

STTChức năng
1Biểu bì cho ánh sáng đi qua và giúp bảo vệ lá
2Lỗ khí giúp trao đổi nước và khí
3Thịt lá hấp thu ánh sáng chế tạo ra các chất hữu cơ
4Gân lá vận chuyển những chất hữu cơ, nước và muối khoáng

Ghi nhớ (trang 39 VBT Sinh học 6)

Phiến lá được cấu tạo bởi:

- Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày và có chức năng là bảo vệ lá. Trên biểu bì (đặc biêt là ở mặt dưới) có những (lỗ khí) giúp lá thoát hơi nước và trao đổi khí.

- Những tế bào thịt lá có chứa nhiều lớp tế bào bao gồm nhiều lớp có các đặc điểm khác nhau thích hợp với chức năng là hấp thụ sáng, chứa và trao đổi khí để tạo ra các chất hữu cơ nuôi dưỡng cây.

- Gân lá nằm xen giữa với phần thịt lá, bao gồm bó mạch râybó mạch gỗ có chức năng là vận chuyển các chất.

Câu hỏi (trang 39)

2. (trang 39): Cấu tạo của thịt lá có các đặc điểm nào giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo ra các chất hữu cơ cho cây?

Giải đáp:

Cấu tạo của thịt lá có các đặc điểm giúp nó có thể thực hiện được chức năng chế tạo các chất hữu cơ cho cây là:

- có rất nhiều lục lạp

- nhiều lớp có các đặc điểm hấp thu ánh sáng, chứa và trao đổi khí

3. (trang 40): Lỗ khí có các chức năng gì? Các đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng đó?

Giải đáp:

Lỗ khí có chức năng là trao đổi khí và nước

Cấu tạo giúp nó thực hiện được chức năng này đó là: có hai tế bào có hình dạng hạt đậu, vách ngoài mỏng và vách trong dày nên khi căng nước, thành ngoài sẽ căng ra làm cho màng trong căng theo => lỗ khí mở => khí cacbonic đi vào để thực hiện quá trình quang hợp.

4. (trang 40): Tại sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên lại có màu sẫm hơn so với mặt dưới? Hãy tìm các ví dụ về một số loại lá có màu ở hai mặt khác nhau, cách mọc của các loại lá đó có điểm gì khác do với cách mọc của hầu hết các loại lá?

Giải đáp:

Rất nhiều lá, mặt trên có màu sẫm hơn so với mặt dưới là vì mặt trên nhận được nhiều ánh sáng hơn và có nhiều lục lạp hơn.

- Ví dụ về loại lá có màu hai mặt không khác nhau là: ngô, lúa, mía

- Cách mọc của chúng là mọc theo chiều thẳng đứng.