Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Sinh học 6 > Bài 21: Quang hợp (tiếp theo) (trang 42 VBT Sinh học 6)

Bài 21: Quang hợp (tiếp theo) (trang 42 VBT Sinh học 6)

Nhận xét

- Điều kiện làm thí nghiệm của cây trong chuông A khác so với cây trong chuông B ở điểm nào?

- Là cây trong chuông nào không thể tạo ra tinh bột? Hãy giải thích tại sao

- Kết luận thông qua thí nghiệm

Giải đáp:

Nhận xét:

- Điều kiện để thí nghiệm của cây ở chuông A khác so với cây B là ở chuông A có chứa dung dịch nước vôi trong.

- Lá cây ở trong chuông A không chế tạo ra tinh bột vì nó không có khí cacbonic

- Kết luận: ngoài việc cần nước ra thì cây còn cần khí CO2 để chế tạo ra tinh bột.

2. Khái niệm của quang hợp (trang 42 VBT Sinh học 6)

Em hãy viết sơ đồ hãy phát triển khái niệm đơn giản về quang hợp và tóm tắt quá trình quang hợp

Giải đáp:

- Tóm tắt quá trình quang hợp:

Ánh sáng

Nước + CO2 ------------> tinh bột + O2

Diệp lục

- Quang hợp là một quá trình mà lá cây nhờ có chất diệp lục, dùng nước và CO2 và năng lượng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và khí oxi.

Ghi nhớ (trang 42)

Quang hợp là quá trình mà lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và khí CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra O2 và thải ra khí CO2

Từ tinh bột cùng với các loại muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo ra được các chất hữu cơ khác cần thiết cho sự phát triển của cây.

Câu hỏi (trang 42)

3. (trang 42): Thân non có màu xanh có tham gia quá trình quang hợp được không? Tại sao?

Giải đáp:

- Thân non màu xanh có tham gia quá trình quang hợp vì nó có chứa chất diệp lục.

- Cây không có lá hoặc lá bị rụng sớm thì cành và thân sẽ đảm nhận chức năng quang hợp vì chúng cũng có chứa chất diệp lục.

4. (trang 42): Người ta bố trí 1 thí nghiệm như trong hình vẽ. Theo em có thể quan sát thấy hiện tượng gì? Hãy giải thích kết quả của thí nghiệm nếu thay đổi độ chiếu sáng của đèn (chuẩn bị cho bài sau)

Giải đáp:

Quan sát hiện tượng khi làm thí nghiệm ta thấy có bọt khí nổi lên. Ánh sáng càng mạnh thì quá trình quang hợp cũng diễn ra càng mạnh