Bài 25: Biến dạng của lá (trang 50 VBT Sinh học 6)
Hãy liệt kê tất cả các đặc điểm về chức năng và hình thái của những loại lá biến dạng đã tìm hiểu vào bảng sau đây. Dùng các từ sau để gọi tên những loại lá biến dạng đó: Lá bắt mồi - tua cuốn - lá dự trữ - lá vảy - lá biến thành gai - tay móc
Trả lời:
STT | Tên mẫu vật | Đặc điểm | Chức năng | Tên gọi |
1 | Xương rồng | Lá biến thành gai | Giúp giảm thoát hơi nước | Lá biến thành gai |
2 | Lá đậu Hà Lan | Lá dạng tua cuốn | Giúp cây leo lên | Tua cuốn |
3 | Lá mây | Dạng móc tay | Giúp cây leo lên | Tay móc |
4 | Củ dong ta | Vảy mỏng | Che chở cho chồi rễ và thân | Lá vảy |
5 | Hành | Bẹ phình to | Dự trữ | Lá dự trữ |
6 | Cây bèo đất | Có lông | Bắt, và tiêu hóa con mồi | Lá bắt mồi |
7 | Cây nắp ấm | Có nắp đậy | Bắt và tiêu hóa con mồi | Lá bắt mồi |
2. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì? (trang 50 VBT Sinh học 6)
Xem bảng trên và hãy cho biết sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì với cây?
Trả lời:
Biến dạng của lá đã giúp thực vật có thể thích nghi với môi trường.
Ghi nhớ (trang 50 VBT Sinh học 6)
Lá của một vài loài cây đã biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác trong các hoàn cảnh khác nhau
Ví dụ như lá biến thành tua cuốn, lá biến thành gai hoặc biến thành tay móc, lá dự trữ, lá vảy, lá bắt mồi
Câu hỏi (trang 50 VBT Sinh học 6)
3. (trang 50 VBT Sinh học 6): 3. Hãy phát hiện thêm các cây khác tại địa phương bạn, nói rõ sự biến dạng của lá có tác dụng gì đối với cây?
Trả lời:
Cây hạt bí sống ở khu vực miền Nam nước ta. Cây này có hai loại lá: lá bình thường có chức năng chế tạo các loại chất hữu cơ; lá biến dạng, hình trái xoan rỗn (lá uốn cong lại thành 1 túi, miệng của túi hướng về phía cành. Có 1 loài kiến nhỏ thường làm tổ trong những túi đó, chúng tha đất mùn vào túi, thành trong của túi tiết ra hơi nước làm mùn đất luôn ẩm. Từ mấu cành có mọc ra rễ phụ, phân nhánh và đâm vào túi hút nước và muối khoáng để cung cấp cho các lá khác tổng hợp các chất hữu cơ, còn rễ chính chỉ có tác dụng là giúp cây bám chắc vào cành hoặc thân của cây gỗ khác
Bài trước: Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu (trang 47 VBT Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên (trang 51 VBT Sinh học 6)