Bài 30: Thụ phấn (trang 59 VBT Sinh học lớp 6)
a. Hoa tự thụ phấn
Hãy cho biết đặc điểm nào ghi trong ngoặc là đặc điểm của hoa tự thụ phấn:
Trả lời:
- Loại hoa (lưỡng tính, đơn tính): lưỡng tính
- Thời gian chín của nhụy và nhị: đồng thời
b. Hoa giao phấn
- Hoa tự thụ phấn khác với hoa giao phấn ở điểm nào?
Trả lời:
- Là loài hoa đơn tính
- Thời gian chín của nhụy và nhị ở các cây là khác nhau
- Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện là nhờ vào các yếu tố nào?
Trả lời:
- Gió
- Côn trùng
- Con người
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (trang 59 VBT Sinh học lớp 6)
Hãy tóm tắt các đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ vào sâu bọ:
Trả lời:
- Thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
- Tràng hoa hình dạng ống chật hẹp
- Nhị có những hạt phấn to, có gai, dính
- Nhụy có đầu dính
Ghi nhớ (trang 59 VBT Sinh học lớp 6)
- Thụ phấn là một hiện tượng tiếp xúc giữa đầu nhụy và hạt phấn
- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính loài hoa đó còn được gọi là hoa tự thụ
- Các loài hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của cây khác là hoa giao phấn.
- Các hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có mùi thơm, có màu sắc sặc sỡ, mật ngọt, hạt phấn to và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.
Câu hỏi (trang 59 VBT Sinh học lớp 6)
3. (trang 59 VBT Sinh học 6): Hãy kể tên hai loài hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Tìm các đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ ở từng loài hoa:
Trả lời:
- Hoa nhài: hoa trắng, nổi bật trong ban đêm, có mùi hương thơm đặc biệt.
- Hoa bí ngô: màu vàng, có mật, có hương thơm, hạt phấn to, có gai, đầu nhụy dính
4. (trang 59 VBT Sinh học lớp 6): 4. Các cây có hoa thường nở về ban đêm như hoa quỳnh, nhài có đặc điểm gì thu hút sâu bọ?
Trả lời:
Chúng đều có màu trắng, có mùi hương đặc trưng để thu hút sâu bọ.
Bài trước: Bài 29: Các loại hoa (trang 57 VBT Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 30: Thụ phấn (tiếp theo) (trang 60 VBT Sinh học lớp 6)