Địa Lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất (trang 77 Địa Lí 6)
Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 26 trang 77: Quan sát mẫu đất ở trong hình 66, nhận xét về độ dày và màu sắc của các tầng đất khác nhau.
Trả lời:
- Có ba tầng đất:
+ Tầng A: tầng có chứa mùn
+ Tầng B: tầng tích tụ
+ Tầng C: tầng đá mẹ
⇒ Tầng dày nhất là tầng B rồi đến tầng A và tầng C là mỏng nhất.
- Màu sắc
+ Tầng A có màu xám đậm
+ Tầng B có màu vàng, cam
+ Tầng C có màu vàng xen và lẫn màu đen
⇒ Màu sắc và độ dày của từng tầng cũng có sự khác nhau.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 26 trang 77: Dựa vào các kiến thức đã được học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất.
Trả lời:
- Nguồn gốc thành phần khoáng trong đất chính là đá mẹ.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 26 trang 78: Dựa vào các kiến thức đã được học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần hữu cơ trong đất.Trả lời:
- Chất hữu cơ có nguồn gốc từ sinh vật như các loại vi khuẩn, rễ cây, sâu bọ, giun dế và xác của động thực vật bị phân huỷ…
Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 26 trang 78: Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có các biện pháp để làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Hãy trình bày một vài giải pháp làm tăng độ phì của đất mà em biết.
Trả lời:
- Bón các loại phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học.
- Cày xới đất để tạo độ tơi xốp và thoáng khí.
- Trồng xen các loại cây.
Bài 1 trang 79 Địa Lí 6: Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có các thành phần nào?Trả lời:
- Có hai thành phần chính:
+ Thành phần khoáng
+ Thành phần hữu cơ
- Ngoài ra, trong đất còn có không khí và nước.
Bài 2 trang 79 Địa Lí 6: Chất mùn đóng vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?Trả lời:
- Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào và cung cấp các chất cần thiết cho các loại thực vật tồn tại trên mặt đất.
Bài 3 trang 79 Địa Lí 6: Độ phì của đất là gì?Trả lời:
Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, nước, khí và nhiệt cho thực vật quá trình sinh trưởng và phát triển.
Bài 4 trang 79 Địa Lí 6: Con người đóng vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất?Trả lời:
- Tích cực: làm tăng độ phì của đất bằng cách bón các loại phân hữu cơ, cày xới đất và canh tác các loại cây trồng hợp lý.
- Tiêu cực: làm giảm độ phì của đất nếu canh tác không hợp lí, bón quá mữa phân hóa học và các loại thuốc trừ sâu, đốt rừng làm nương rẫy sẽ dẫn đến quá trình xói mòn đất nhanh chóng, bạc màu đất…
Bài trước: Địa Lí 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương (trang 76 Địa Lí 6) Bài tiếp: Địa Lí 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất (trang 81 Địa Lí 6)