Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Địa Lí 6 (ngắn nhất) > Địa Lí 6 Bài 23: Sông và hồ (trang 70 Địa Lí 6)

Địa Lí 6 Bài 23: Sông và hồ (trang 70 Địa Lí 6)

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 70: Dựa vào lược đồ trong hình 59, hãy xác định lưu vực, các chi lưu và phụ lưu của con sông chính.

Trả lời:

- Lưu vực của hệ thống sông là toàn bộ diện tích được tô màu xanh cùng với diện tích của các sườn núi của 2 dãy núi ở 2 bên của hệ thống sông.

- Hệ thống sông gồm có 3 phụ lưu và 4 chi lưu.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 70: Theo em, lưu lượng của 1 con sông lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào các điều kiện nào?

Trả lời:

- Lưu lượng của 1 con sông là lớn hay nhỏ là có sự phụ thuộc vào:

+ Diện tích của lưu vực.

+ Nguồn cung cấp nước.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 71: Qua bảng trên, hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công.

Trả lời:

- Diện tích lưu vực, tổng lượng nước, tổng lượng nước vào mùa lũ của sông Mê Công lớn hơn so với Sông Hồng.

- Tổng lượng nước vào mùa cạn của sông Hồng lớn hơn so với sông Mê Công.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 71: Bằng các hiểu biết thực tế, em hãy nêu ví dụ về các lợi ích của sông.

Trả lời:

- Cung cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất.

- Phát triển hệ thống giao thông vận tải đường thủy.

- Xây dựng và phát triển những nhà máy thủy điện.

- Cho phép khai khác những nguồn lợi thuỷ sản.

- Thoát nước về mùa lũ.

- Bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất đai.

- Cân bằng hệ sinh thái.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 72: Căn cứ vào tính chất của nước, em hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ?

Trả lời:

- Căn cứ vào tính chất của nước, trên thế giới ta thấy có 2 loại hồ:

+ Hồ nước mặn.

+ Hồ nước ngọt.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 72: Em hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em đã được biết. Các hồ này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Một số hồ nhân tạo tại Việt Nam như: Dầu Tiếng, Đắc Lắc, Hồ Thác Bà, Hoà Bình, Trị An,...

- Tác dụng của các hồ nhân tạo là:

+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất.

+ Phát triển các nhà máy thủy điện.

+ Điều hòa lượng nước về mùa lũ và mùa cạn.

+ Phát triển du lịch sinh thái.

Bài 1 trang 72 Địa Lí 6: Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông?

Trả lời:

- Lưu vực sông: Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông.

- Hệ thống sông: Sông chính cùng với các phụ lưu và chi lưu hợp lại thành hệ thống sông.

Bài 2 trang 72 Địa Lí 6: Sông và hồ khác nhau như thế nào?

Trả lời:

- Sông là dòng nước chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt của lục địa.

- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.

Bài 3 trang 72 Địa Lí 6: Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa lũ và tổng lượng nước trong mùa cạn của 1 con sông?

Trả lời:

- Tổng lượng nước trong mùa cạn của 1 con sông là tổng lượng nước của con sông đó trong các tháng mùa cạn.

- Tổng lượng nước trong mùa lũ của 1 con sông là tổng cộng lượng nước của con sông đó rtrong các tháng mùa mưa.

Bài 4 trang 72 Địa Lí 6: Dựa vào bảng ở trang 71, hãy tính và so sánh tổng lượng nước (bằng m3) của sông Mê Công và sông Hồng trong mùa lũ và mùa cạn. Tại sao có sự chênh lệch đó?

Trả lời:

Sông Hồng Sông Mê Công
Tổng lượng nước mùa cạn (%) 30 101,4
Tổng lượng nước mùa lũ (%) 90 405,6

- Tổng lượng nước mùa cạn và mùa lũ ở sông Mê Công đều lớn hơn so với sông Hồng nguyên nhân là vì có diện tích lưu vực rộng lớn.

-Tổng lượng nước mùa lũ ở từng sông đều lớn hơn rất nhiều so với tổng lượng nước trong mùa cạn, nguyên nhân là do mùa lũ có nguồn cung cấp nước mưa, băng tuyết tan.

- Các yếu tố nào được đã thể hiện trên biểu đồ? Trong thời gian bao lâu?

+ Yếu tố nào đã thể hiện theo đường?

+ Yếu tố nào đã được biểu hiện bằng hình cột?

- Trục dọc bên phải được sử dụng để đo tính đại lượng nào?

- Trục dọc bên trái được sử dụng để đo tính đại lượng nào?

- Đơn vị tính nhiệt độ là gì? Đơn vị tính lượng mưa là gì?

Trả lời:

- Các yếu tố đã được thể hiện trên biểu đồ: lượng mưa, nhiệt độ. Thời gian 12 tháng.

+ Yếu tố được biểu hiện theo đường là Nhiệt độ.

+ Yếu tố được biểu hiện theo hình cột là Lượng mưa.

- Trục dọc bên trái được sử dụng để đo tính đại lượng là: Lượng mưa.

- Trục dọc bên phải được sử dụng để đo tính đại lượng là: Nhiệt độ.

- Đơn vị tính Nhiệt độ là º C, đơn vị tính Lượng mưa là milimet (mm).

Bài 2 trang 65 Địa Lí 6: Dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để tìm ra những đại lượng rồi ghi kết quả vào bảng dưới đây:

Trả lời:

- Nhiệt độ (º C)

Cao nhấtThấp nhấtNhiệt độ chênh lệch giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất.
Trị sốThángTrị sốTháng
30º CVII17º CI13º c

-Lượng mưa (mm)

Cao nhấtThấp nhấtLượng mưa chênh lệch giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất.
Trị sốThángTrị sốTháng
300VIII20XII, I280

Bài 3 trang 65 Địa Lí 6: Từ các bảng số liệu như trên, hãy đưa ra nhận xét về lượng mưa và nhiệt độ của Hà Nội.

Trả lời:

- Lượng mưa và nhiệt độ không đồng đều giữa những tháng trong năm: có tháng có nhiệt độ cao, có tháng có nhiệt độ thấp, có tháng có mưa nhiều, có tháng có ít mưa.

- Biên độ nhiệt độ và sự chênh lệch về lượng mưa giữa tháng thấp nhất và cao nhất tương đối lớn.

Bài 4 trang 66 Địa Lí 6: Quan sát 2 biểu đồ hình 56 và 57 sau đó trả lời các câu hỏi trong bảng dưới đây:

Trả lời:

Nhiệt độ và lượng mưaBiểu đồ của địa điểm ABiểu đồ của địa điểm B
Tháng có nhiệt độ cao nhấtTháng 4Tháng 12
Tháng có nhiệt độ thấp nhấtTháng 1Tháng 7
Các tháng có mưa nhiều (mùa mưa)Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9Bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3

Bài 5 trang 66 Địa Lí 6: Từ bảng thống kê cho trên, hãy cho biết biểu đồ nào là biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ của địa điềm ở nửa cầu Bắc? Biểu đồ nào của địa điểm tại nửa cầu Nam? Tại sao?

Trả lời:

- Biểu đồ A (hình 56) là biểu đồ về ượng mưa và nhiệt độ của địa điểm tại nửa cầu Bắc vì mùa mưa nóng các tháng 4,5,6,7,8,9,9,10.

- Biểu đồ B (hình 57) là biểu đồ về lượng mưa và nhiệt độ của địa điểm ở nửa cầu Nam do mùa mưa nóng từ tháng 10 đến tháng 3.