Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Địa Lí 6 (ngắn nhất) > Địa Lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất (trang 67 Địa Lí 6)

Địa Lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất (trang 67 Địa Lí 6)

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 22 trang 67:

- Dựa vào kiến thức đã được học, hãy cho biết các chí tuyến Nam và chí tuyến Bắc nằm tại những vĩ độ nào? Những tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất tại các đường này vào thời điểm 12 giờ trưa vào những ngày nào?

- Trên bề mặt Trái Đất còn có những vòng cực Nam và Bắc. Những đường này nằm tại các vĩ độ nào?

Trả lời:

- Chí tuyến Nam vĩ độ 23º 27’N và chí tuyến Bắc vĩ độ 23º 27’B.

- Những tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất tại Chí tuyến Nam vào ngày 22 - 12 (đông chí) và đường Chí tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa vào ngày 22 - 6 (hạ chí).

- Vòng cực Nam nằm ở vĩ độ 66º 33’N và Vòng cực Bắc nằm tại các vĩ độ 60º 33’B.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 22 trang 67: Dựa vào hình 58, hãy kể tên 5 đới khí hậu trên Trái Đất.

Trả lời:

- Đới Nhiệt đới (1 đới)

- Đới Ôn đới (2 đới)

- Đới Hàn đới (2 đới)

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 22 trang 68: Hãy xác định vị trí của nhiệt đới hay đới nón (dựa theo hình 58).

Trả lời:

- Vị trí của đới nóng (hay nhiệt đới): từ 23º 27’ B đến 23º 27’ N.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 22 trang 68: Hãy xác định vị trí của 2 đới ôn đới hay ôn hoà.

Trả lời:

- Vị trí của 2 đới ôn hòa (hay ôn đới): từ 23º 27’N đến 66º 33’N và từ 23º 27’B đến 66º 33’B.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 22 trang 68: Hãy xác định vị trí của hàn đới và đới lạnh.

Trả lời:

- Vị trí của 2 đới lạnh (hay hàn đới): từ 66º 33’ N đến 90º N (cực Nam) và từ 66º 33’B đến 90º B (cực Bắc).

Bài 1 trang 69 Địa Lí 6: Các chí tuyến và vòng cực là các ranh giới của những vòng đai nhiệt nào?

Trả lời:

- Những chí tuyến là ranh giới của những vành đai nhiệt đới và ôn đới.

- Những vòng cực là ranh giới của những vành đai hàn đới và ôn đới.

Bài 2 trang 69 Địa Lí 6: Nêu các đặc điểm của khí hậu nhiệt đới và cho biết lượng mưa trong năm tại đới này là bao nhiêu?

Trả lời:

- Các điểm của khí hậu nhiệt đới là:

+ Hàng năm thời gian chiếu sáng trong năm có sự chênh nhau ít và góc chiếu của ánh sáng mặt trời vào thời điểm giữa trưa là tương đối lớn.

+ Quanh năm nóng.

+ Gió Tín phong thổi thường xuyên.

- Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.000 mm đến trên 2.000mm.

Bài 3 trang 69 Địa Lí 6: Nêu các đặc điểm của loại khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là loại gió gì?

Trả lời:

- Đặc điểm của loại khí hậu ôn đới:

+ Thời gian chiếu sáng và góc chiếu sáng của ánh sáng mặt trời trong năm có sự chênh nhau nhiều.

+ Lượng nhiệt nhận được trung bình của các mùa trong năm thể hiện rất rõ.

+ Lượng mưa trung bình là: 500 - 1000mm.

- Loại gió thổi trong khu vực này là Tây ôn đới.

Bài 4 trang 69 Địa Lí 6: Nêu các đặc điểm của khí hậu hàn đới và hãy cho biết gió thổi trong đới này chủ yếu là loại gió gì?

Trả lời:

- Đặc điểm của loại khí hậu hàn đới:

+ Góc chiếu của ánh sáng mặt trời là rất nhỏ. Thời gian chiếu sáng có sự dao động rất lớn về số giờ và số ngày.

+ Là khu vực có nhiệt độ thấp, giá lạnh, quanh năm hầu như có băng tuyết.

+ Lượng mưa trung bình năm ở dưới mức 500 mm.

- Gió thổi trong khu vực này chủ yếu là loại gió Đông cực.

- Các yếu tố nào được đã thể hiện trên biểu đồ? Trong thời gian bao lâu?

+ Yếu tố nào đã thể hiện theo đường?

+ Yếu tố nào đã được biểu hiện bằng hình cột?

- Trục dọc bên phải được sử dụng để đo tính đại lượng nào?

- Trục dọc bên trái được sử dụng để đo tính đại lượng nào?

- Đơn vị tính nhiệt độ là gì? Đơn vị tính lượng mưa là gì?

Trả lời:

- Các yếu tố đã được thể hiện trên biểu đồ: lượng mưa, nhiệt độ. Thời gian 12 tháng.

+ Yếu tố được biểu hiện theo đường là Nhiệt độ.

+ Yếu tố được biểu hiện theo hình cột là Lượng mưa.

- Trục dọc bên trái được sử dụng để đo tính đại lượng là: Lượng mưa.

- Trục dọc bên phải được sử dụng để đo tính đại lượng là: Nhiệt độ.

- Đơn vị tính Nhiệt độ là º C, đơn vị tính Lượng mưa là milimet (mm).

Bài 2 trang 65 Địa Lí 6: Dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để tìm ra những đại lượng rồi ghi kết quả vào bảng dưới đây:

Trả lời:

- Nhiệt độ (º C)

Cao nhấtThấp nhấtNhiệt độ chênh lệch giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất.
Trị sốThángTrị sốTháng
30º CVII17º CI13º c

-Lượng mưa (mm)

Cao nhấtThấp nhấtLượng mưa chênh lệch giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất.
Trị sốThángTrị sốTháng
300VIII20XII, I280

Bài 3 trang 65 Địa Lí 6: Từ các bảng số liệu như trên, hãy đưa ra nhận xét về lượng mưa và nhiệt độ của Hà Nội.

Trả lời:

- Lượng mưa và nhiệt độ không đồng đều giữa những tháng trong năm: có tháng có nhiệt độ cao, có tháng có nhiệt độ thấp, có tháng có mưa nhiều, có tháng có ít mưa.

- Biên độ nhiệt độ và sự chênh lệch về lượng mưa giữa tháng thấp nhất và cao nhất tương đối lớn.

Bài 4 trang 66 Địa Lí 6: Quan sát 2 biểu đồ hình 56 và 57 sau đó trả lời các câu hỏi trong bảng dưới đây:

Trả lời:

Nhiệt độ và lượng mưaBiểu đồ của địa điểm ABiểu đồ của địa điểm B
Tháng có nhiệt độ cao nhấtTháng 4Tháng 12
Tháng có nhiệt độ thấp nhấtTháng 1Tháng 7
Các tháng có mưa nhiều (mùa mưa)Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9Bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3

Bài 5 trang 66 Địa Lí 6: Từ bảng thống kê cho trên, hãy cho biết biểu đồ nào là biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ của địa điềm ở nửa cầu Bắc? Biểu đồ nào của địa điểm tại nửa cầu Nam? Tại sao?

Trả lời:

- Biểu đồ A (hình 56) là biểu đồ về ượng mưa và nhiệt độ của địa điểm tại nửa cầu Bắc vì mùa mưa nóng các tháng 4,5,6,7,8,9,9,10.

- Biểu đồ B (hình 57) là biểu đồ về lượng mưa và nhiệt độ của địa điểm ở nửa cầu Nam do mùa mưa nóng từ tháng 10 đến tháng 3.